Ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum nói, ông đã chỉ đạo các phòng ban kiểm tra thông tin về vụ việc nhưng chưa nhận được báo cáo nào. Từ đó, ông Hải cho rằng vụ giết voọc được báo chí đăng tải nhiều khả năng không phải ở Kon Tum.
Các vị lãnh đạo này thông tin thêm, từ trước tới nay, trên địa bàn Kon Tum, chưa nghe thấy thông tin phát hiện hay săn bắt được voọc chà vá. Tuy nhiên họ vẫn đang chỉ đạo tiếp tục kiểm tra.
Toàn cảnh quá trình giết hại khỉ dã man
Ông Liêm còn chia sẻ: "Không rõ các nhà nghiên cứu khoa học có phát hiện loài voọc này tại Kon Tum hay không?", còn bản thân ông - người đứng đầu chi cục kiểm lâm thì chưa thấy báo cáo phát hiện bao giờ.
Trước đó, trên facebook xuất hiện hình ảnh một nhóm thanh niên hành hạ và giết hại dã man chú voọc mang thai. Nhiều người cho rằng đây là loài voọc chà vá chân xám - loài được xếp hạng có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong sách đỏ Việt Nam. Voọc chà vá chân xám thuộc nhóm được bảo vệ theo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Sau đó, người đăng tải hình ảnh giết voọc lên facebook được xác định quê ở Quảng Nam. Tuy nhiên, hình ảnh giết voọc lại được cho rằng xảy ra tại Sa Thầy - Kon Tum.
Về loài voọc chà vá chân xám, hồi giữa năm 2007, một nhóm các nhà khoa học của WWF và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (Conservation International - CI) đã phát hiện ra một quần thể rất lớn của loài sinh vật này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với ước tính số lượng lên đến hàng trăm cá thể.
Hồi tháng 7/2010, tại xã Phong Sơn - huyện Phong Điền, người ta đã bắt được một con voọc chà vá chân nâu nặng 15 kg tại một khe suối.
Cuối tháng 6 vừa qua, Ban quản lý bảo vệ rừng bền vững thuộc vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) phối hợp lực lượng kiểm lâm, bộ đội biên phòng phát hiện bắt giữ Bùi Văn Ngây đang tàng trữ 18 con voọc chà vá chân đen đã sấy qua lửa, lột da và lấy hết nội tạng. Hội đồng tiêu hủy huyện Bù Gia Mập đã tiến hành tiêu hủy 18 con voọc này.
No comments: