vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Bất cứ nguy cơ xung đột leo thang nào ở Biển Đông cũng có thể trở thành thảm họa đối với tất cả các quốc gia trong khu vực.

 

Ngày 31/5, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston tuyên bố với các nhà lãnh đạo khu vực tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La rằng Úc quan ngại sâu sắc về khả năng xung đột leo thang trên Biển Đông.

Bài diễn văn của ông Johnston có đoạn: "Bất cứ sự thất bại nào về an ninh do những tính toán sai lầm hay các hành động đi ngược lại với các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trong khu vực đều sẽ trở thành thảm họa đối với tất cả các quốc gia chúng ta."

Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston

Trong vòng một năm qua, Trung Quốc đã tỏ ra ngày càng hung hăng, ngang ngược trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Phát biểu trong phiên thảo luận về sự cần thiết phải quản lý các căng thẳng chiến lược, ông Johston trao đổi với các đoàn đại biểu rằng tự do hàng hải trên các tuyến đường biển trong khu vực là vấn đề trọng yếu đối với Úc.

Ông nói: "Úc là một quốc gia thương mại có sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng phụ thuộc vào tự do hàng hải trong hệ thống thương mại quốc tế. Chúng ta đều có lợi ích chung trong việc đảm bảo hệ thống thương mại ổn định đó."

Ông nhấn mạnh: "Điều đó có nghĩa là chúng ta phải giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế những căng thẳng có thể đe dọa đến hệ thống thương mại này."

Bộ trưởng Quốc phòng Úc cũng tuyên bố rằng Úc chia sẻ những quan ngại của ASEAN từ những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

Ông nói: "Úc không đứng về bên nào trong tranh chấp trên Biển Đông, nhưng chúng tôi có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do hàng hải, thương mại trong vùng biển đó."

Sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa đến cả khu vực

Ông Johnston khẳng định: "Việc sử dụng vũ lực hay áp bức để đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông và Biển Đông là không thể chấp nhận được. Chúng tôi hối thúc các bên kiềm chế, tránh có những hành động làm gia tăng căng thẳng, làm rõ các tuyên bố chủ quyền theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982."

Cũng theo vị bộ trưởng này, việc Trung Quốc tiếp tục hung hăng đối đầu, tấn công tàu chấp pháp Việt Nam như hiện nay trên Biển Đông là mối đe dọa rõ ràng đối với lợi ích chung của tất cả các quốc gia trong khu vực.

Chuyên gia Mark Thomson thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc cảnh báo rằng sức mạnh quân sự ngày càng lớn hơn của Trung Quốc có thể gây khó khăn cho Mỹ trong việc can thiệp vào khu vực để bảo vệ các đồng minh, trong đó có Úc.

Nguy cơ này có thể khiến Úc sẽ phải chi hàng tỉ đô-la vào ngân sách quốc phòng để tự bảo vệ mình. Ý kiến này cũng nhận được sự đồng thuận của ông Peter Jennings, trưởng nhóm phụ trách chuẩn bị sách trắng quốc phòng cho chính phủ Úc.

 

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

tintuc - Trăn trở với những gánh nặng cuộc đời đã khiến không ít đứa trẻ chỉ nghĩ đến miếng cơm và chỗ ngủ hàng ngày.

 

Cuộc sống đã đẩy các em đến với những khó khăn mà đáng lẽ ra chúng không phải chịu. Ngày tết thiếu nhi như đúng nghĩa của nó là ngày mà tất cả trẻ em trên thế giới đều được hưởng những niềm vui lớn lao nhất, được bố mẹ tặng cho những món quà. Nhưng đâu đó vẫn còn có những đứa trẻ bất hạnh, cuộc sống hàng ngày không có nổi một bữa ăn đầy đủ, một giấc ngủ bình an trong vòng tay ba mẹ thì làm sao biết đến ngày 1/6.

Đâu đó trên đất nước Việt Nam này, vẫn còn có những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi như vậy. Ngay cả với trẻ em ở nông thôn, vùng núi có đầy đủ gia đình cũng còn quá mơ hồ với ngày 1/6. Các em được chăm sóc, bao bọc nhưng tất nhiên đời sống sinh hoạt ở nông thôn không thể bằng thành thị. Chúng chỉ được bố mẹ chăm sóc cho ăn uống đầy đủ và vui chơi với bạn bè với những trò chơi dân gian mà chỉ ở các vùng quê mới có.

Khó để có những khái niệm cho chúng về những công viên, những trung tâm mua sắm hay những khu vui chơi giải trí. Người lớn cũng chỉ biết đến trách nhiệm là kiếm tiền lo cho gia đình, cho con cái được đi học đàng hoàng và chăm sóc chúng lớn lên. Nói đến ngày quốc tế thiếu nhi đến bố mẹ các em cũng còn không biết đến thì các em làm sao biết rằng có một ngày dành riêng cho chúng.

Thế nhưng, những đứa trẻ đó vẫn còn được hạnh phúc hơn rất nhiều so với những thân phận bé nhỏ đang gồng mình vất vả mưu sinh ngoài xã hội. Qúa dễ dàng để bắt gặp những hình hài bé nhỏ, đen nhẻm cầm trên tay những món hàng rồi cất những tiếng nói yếu ớt rao bán, nài nỉ người qua đường trên những con phố Hà Nội. 

Với hai chị em Thùy Trang (10 tuổi, quê Nam Định) ngày 1/6 với chúng: "Em không biết là ngày gì cả! Em chỉ biết là sẽ được mẹ thưởng kẹo khi bán hết đống đồ này chị ạ". Theo gia đình lên Hà Nội từ nhỏ, bố đánh giày thuê, mẹ đi bán rong, cuộc sống nghèo khó buộc hai em phải nghỉ học và ra đường kiếm tiền với cái nghề "bất đắc dĩ" này. " Mùa hè em thường bán ở các quán bia, vỉa hè nơi có đông người còn mùa đông em bán trên xe buýt, trong bến xe, nhà ga…" - Trâm (em gái Trang) chia sẻ.

Hai chị em Trang  - ảnh chụp tối 30/5 trên phố Xã Đàn

Những bộ áo quần mới luôn là ước mơ của hai chị em

Bán hàng rong đã trở thành công việc quen thuộc của em Trâm

Cùng bán hàng với chị em Trang, cô bé Diệu ( SN 2005) nhà ở Chương Mỹ là đứa trẻ mồ côi bố mẹ từ nhỏ, theo bà ngoại lên Hà Nội ăn xin. Theo lời kể của em, em không có bố, mẹ em vào Nam khi em còn bé.  Ban ngày, em dẫn bà đi ăn xin vì mắt bà bị mù. Đêm về, em một mình với dỏ hàng chứa những phong kẹo cao su, bao thuốc lá, bông ngoáy tai, tăm xỉa rang… lang thang trên các tuyến phố Hà Nội. Với em, ngày Tết thiếu nhi năm nay, năm nữa cũng giống nhau, chỉ là những hình ảnh mơ hồ về những món đồ chơi, bộ áo quần mới trong trí tưởng tượng trẻ thơ.

>>> Xem thêm thông tin,hình ảnh về face book  tại eva.vn

Diệu một mình bán hàng trên các tuyến phố Hà Nội

"Em chỉ mong kiếm đủ tiền để có cơm ăn thôi chị ạ. Mùng 1/6, em chưa được đi chơi hay được tặng quà gì cả. ?" – Diệu tâm sự.

Không ai biết rằng tại sao trong xã hội ngày nay, vẫn còn có những đứa trẻ một mình lang thang ngoài xã hội. Hai chị em Trang và Diệu chỉ là một trong số rất nhiều đứa trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội. Gia đình chúng đâu? Tại sao chúng lại làm nghề này? Câu hỏi này có lẽ có ít người động lòng trắc ẩn mà nghĩ tới khi vô tình nhìn thấy các em. Có những em bé bán hàng rong là các em được ở trung tâm mồ côi, hay nhà tình thương nào đó thì dù sao các em vẫn còn được chăm sóc, bao bọc.

Trong thời gian gần đây, báo chí, các phương tiên truyền thông nói nhiều về việc các em nhỏ bị bóc lột sức lao động. Giữa hàng trăm mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh  như vậy vẫn còn rất nhiều em rơi vào tay những kẻ xấu, những tổ chức kiếm tiền nhờ vào sức lao động của trẻ thơ, bóc lột chúng. Thâm chí hơn, đã bị ép buộc đi kiếm cơm và bị huấn luyện cách lợi dụng tình thương từ người khác và sa vào các tệ nạn của xã hội. Nhưng tình trạng đó vẫn tiếp diễn hàng ngày trong xã hội này.

Với các em có được miếng cơm ăn đủ no, manh áo mặc và chỗ ngủ hàng ngày đã là điều đáng mơ ước rồi. Các em không đủ sức chống chọi với những điều xấu và khó có thể gượng lại những cám dỗ, những điều xấu vì không được ai uốn nắn, bảo ban. Vì thế mà ngày quốc tế thiếu nhi là điều gì đó xa lạ, mơ hồ và là ước mơ quá xa xỉ với các em. Ngày quốc tế thiếu nhi sẽ không thể trọn vẹn như đúng tên của nó nếu đâu đó thấp thoáng hình ảnh thân hình gầy gò, làn da đen nhẻm liêu xiêu giữa dòng đời tấp nập ngoài kia.

Cuộc sống của những đứa trẻ lang thang cứ tiếp diễn như thế biết bao giờ chúng mới có được một niềm vui trẻ thơ trọn vẹn. 

>>> Xem thêm thông tin,hình ảnh về gương mặt thân quen tại eva.vn

 

 

Vạn Ỷ Văn là một trong số ít những người đẹp được đánh giá cao về diễn xuất.

 

Nàng Á hậu tài năng và may mắn

  
Vạn Ỷ Văn không phải là cô gái có nhan sức rực rỡ với đôi mắt một mí đặc trưng, nhưng
lại có một nét duyên thầm thu hút.

Vạn Ỷ Văn sinh năm 1970 trong một gia đình trung lưu và có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc khi bố mẹ cô thường xuyên cãi vã và cuối cùng lựa chọn giải pháp ly dị. Trưởng thành trong môi trường như vậy khiến Vạn Ỷ Văn trở thành cô gái rất độc lập, cứng rắn, nhưng cũng vô cùng nhạy cảm. Người đẹp chia sẻ, tính cách này đã góp phần giúp cô thuận lợi hơn khi đến với diễn xuất.

Năm 1989, ở tuổi 19, Vạn Ỷ Văn tham dự cuộc thi Miss Asia do đài ATV tổ chức và dành giải Á hậu 1, sau người đẹp Ông Hồng. Cô đã được nhà đài nhanh chóng ký hợp đồng làm diễn viên và chính thức bước vào làng giải trí.

 


Vạn Ỷ Văn có thể rất ngây thơ và cũng có thể rất gợi cảm.

Vạn Ỷ Văn không thực sự đẹp. Dáng người gầy, mảnh khảnh, gò má cao và đôi mắt không đủ to. Nhưng cô lại có một nét duyên dáng khó cưỡng, và sự gần gũi dễ chiếm cảm tình của người đối diện. Nhận thấy điều này, ATV  tích cực lăng xê cô trở thành diễn viên, và nàng Á hậu lập tức có được các vai chính quan trọng trong nhiều bộ phim dù chưa qua đào tạo diễn xuất. Thậm chí, vào năm 1991, cô liên tục đóng 6 bộ phim truyền hình, làrm việc đến kiệt sức trên phim trường và 2 lần phát bệnh gan phải nhập viện điều trị. Trong khi nhiều người đẹp của ATV như Diệp Ngọc Khanh, Ông Hồng… đã sớm rời TVB và bước sang con đường đóng phim nóng, Vạn Ỷ Văn vẫn kiên trì với công việc và niềm đam mê của mình.


Cô được ATV giao cho rất nhiều vai chính, vẫn phải chật vật để tìm con đường cho riêng mình.

Tuy nhiên, ở ATV, các nghệ sĩ dù giỏi đến đâu và xuất hiện nhiều trên các bộ phim của đài thì vẫn là người lạ với khán giả. 6 năm sau khi bước chân vào làng giải trí, Vạn Ỷ Văn mới có được chút tên tuổi với phim Tinh võ môn bên cạnh Chân Tử Đơn. Cũng từ đó, cô được khán giả nhớ mặt, nhớ tên và được coi là một trong những nghệ sĩ thực lực và nổi tiếng nhất ATV.

Sau thành công của Tinh võ môn, sự nghiệp của Vạn Ỷ Văn có những bước tiến triển rõ rệt. Cô cũng nhận được những kịch bản chất lượng hơn, như Bích huyết Bao thanh thiên, Tôi có hẹn với mùa xuân, Rồng đổi mầu… Những tác phẩm này được coi là những tác phẩm tiêu biểu trong hơn 30 năm tồn tại của ATV và phần nào đã kéo được khán giả từ đối thủ cạnh tranh TVB.

  

Vạn Ỷ Văn trong Tôi có hẹn với cương thi

Đặc biệt, tác phẩm Tôi có hẹn với cương thi (hay còn được biết đến với cái tên Khử tà diệt ma) đóng cùng Doãn Thiên Chiếu, Vạn Ỷ Văn đã trở thành ngôi sao nữ sáng giá nhất của ATV thời bấy giờ, được sánh ngang với nhiều ngôi sao lớn khác và tên tuổi được mở rộng ra thị trường châu Á. Hình ảnh nàng cương thi nhan sắc quyến rũ và lạnh lùng, vùng vẫy trong tình yêu và mâu thuẫn với một chàng cảnh sát chuyên bắt ma do Vạn Ỷ Văn thể hiện đã thuyết phục khán giả nhà nhà. Bộ phim này còn khẳng định sự thành công của nó khi ATV cho làm tiếp phần 2 và phần 3, điều hiếm khi xảy ra với các tác phẩm của đài này.

Vào năm 2000, sau khi tiếp tục gặt hái được những thắng lợi mới với Tôi có hẹn với cương thi phần 2, Vạn Ỷ Văn kết thúc hợp đồng với ATV sau 11 năm gắn bó. Trải qua hơn 1 thập niên để khẳng định mình, giờ đây, Vạn Ỷ Văn đã có 1 vị trí tương đối vững chắc trong làng giải trí lúc bấy giờ. Dĩ nhiên, cô không thể so sánh với những gương mặt hoa đán hàng đầu tại TVB, nhưng cũng đã trở thành diễn viên quen mặt với mọi nhà. Nàng Á hậu ngày nào đã thực sự trưởng thành và tự tin bơi ra biển lớn. Tuy nhiên, Vạn Ỷ Văn không đầu quân sang TVB, cho dù có được mời gọi. Cô hướng sự nghiệp của mình về Trung Quốc đại lục với tác phẩm đầu tiên sau khi rời mái nhà xưa là Sở Lưu Hương, bộ phim tập hợp nhiều người đẹp hoa hậu như Viên Vịnh Nghi, Dương Cung Như, Trần Pháp Dung…

Dù vậy, sự phát triển bên ngoài ATV của Vạn Ỷ Văn không được như ý. Số lượng đầu phim giảm dần và cô không tìm được những vai diễn thích hợp để phát huy. Năm 2004, Vạn Ỷ Văn trở về ATV, ký hợp đồng theo đầu phim và tham gia tác phẩm Tôi có hẹn với cương thi phần 3. Trong khoảng thời gian từ 2004 – 2008, Vạn Ỷ Văn đóng rất ít phim, và từ 2008 – 2012, cô gần như biến mất trong làng giải trí.


Vạn Ỷ Văn trên màn ảnh TVB

Cuối năm 2012, Vạn Ỷ Văn đầu quân về TVB, sau khi ATV lâm vào tình trạng phá sản. Ở TVB, người đẹp chấp nhận làm lại từ đầu, ở những vai thứ. Tuy nhiên, vào lúc này, TVB cũng đang khủng hoảng nhân sự, do dàn diễn viên lần lượt Bắc tiến sang Trung Quốc đại lục, nên Vạn Ỷ Văn cũng nhận được sự ưu ái nhất định. Các bộ phim cô tham gia diễn xuất như Thực vi nô, Hảo tâm tác quái, Anh họ cố lên… đều nhận được sự yêu thích của khán giả.

Người đẹp chia sẻ, cô không nuối tiếc đã vắt kiệt sức lực và tuổi xuân cho ATV, và cũng không ngại tìm con đường phát triển mới tại TVB. "Mỗi giai đoạn, đời người có những theo đuổi khác nhau, thích hợp với tinh thần, sức lực của tuổi tác và trải nghiệm. ATV mãi như căn nhà đầu tiên với nhiều thân thương, nhưng đời người có mấy ai không chuyển nhà? Và giờ đây, tôi bình yên tại TVB".

Tiếng sét ái tình – hôn nhân hạnh phúc


Vạn Ỷ Văn với tình đầu Lữ Tụng Hiền

Vạn Ỷ Văn là một trong số ít các nàng mỹ nhân của ATV không dính vào những scandal tiền, tình, không lao vào dòng phim nóng hay có những thị phi ảnh hưởng đến hình tượng. Cô từng hẹn hò với nam diễn viên Lữ Tụng Hiền, trước khi trở thành tâm điểm báo giới trong hình ảnh là bạn gái của Chân Tử Đơn vào năm 1995.

 
Thời còn mặn nồng với Chân Tử Đơn

Hai người nảy sinh cảm tình khi cùng đóng chung phim Tinh võ môn. Tình cảm của 2 người gắn bó khá sâu sắc. Chân Tử Đơn còn từng cầu hôn Vạn Ỷ Văn vào ngày kỷ niệm thành lập đài ATV. Tuy cảm động, nhưng Vạn Ỷ Văn không đồng ý vào thời điểm đó. Cô tự cảm thấy cả hai vẫn còn có những khác biệt, chưa thể đồng lòng tiến tới hôn nhân. Cuối cùng, vào năm 1999, hai người chính thức chia tay, làm tốn không ít bút mực của báo giới.


Vạn Ỷ Văn nhận lời cầu hôn chỉ sau 7 ngày gặp mặt Trần Thập Tam

Cũng vào cuối năm 1999, cô gặp Trần Thập Tam, là nhà biên kịch nổi tiếng với các đề tài về tâm linh và ma quỷ. Hai người lần đầu gặp mặt mà như có hẹn từ kiếp trước, nhanh chóng trúng tiếng sét ái tình. 7 ngày sau, Trần Thập Tam cầu hôn và nhận được câu trả lời đống ý của người  đẹp. 4 tháng sau, Vạn Ỷ Văn lên xe hoa về nhà chồng trong sự bất ngờ của người hâm mộ.

Chính Vạn Ỷ Văn thừa nhận, sau khi chia tay với Chân Tử Đơn, cô từng nghĩ sẽ phải một thời gian dài nữa mới có thể chấp nhận một mối tình khác. "Nhưng đúng là cuộc đời chính là những thước phim và ngược lại. Tình yêu sét đánh là có thật, và đó là mối duyên ông trời đã sắp đặt cho tôi".


Vạn Ỷ Văn ở thời điểm hiện tại

Đến nay, sau hơn 15 năm chung sống, hai vợ chồng Vạn Ỷ Văn vẫn chưa có con, nhưng cuộc sống vẫn tràn đầy hạnh phúc. Không còn là ngôi sao sáng, không phải là vợ đại gia…, nàng á hậu viên mãn hơn nhiều so với những người đẹp hoa hậu, á hậu khác.

 

 

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

Vợ chồng Hồ Hoài Anh, Lưu Hương Giang đã mạnh dạn đầu tư trang phục đắt tiền.

 

Trong mùa thứ 2 của The Voice Kids, hai vợ chồng nhạc sĩ Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang được giữ nguyên, hai tân HLV của The Voice Kids năm nay là Cẩm Ly và Lam Trường.

Nhận được lời mời từ BTC, cặp HLV đã rất phân vân trước quyết định tiếp tục đồng hành với chương trình. Sau thành công của mùa đầu tiên, trong mùa thứ 2, số lượng thí sinh tăng vọt cả về số lượng lẫn chất lượng. Không chỉ chuẩn bị về chuyên môn, năm nay, cặp vợ chồng HLV này đã mạnh dạn đầu tư cả về phẩn hình ảnh.


Trong khoảng thời gian gần đây, bà xã của NS Hồ Hoài Anh đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc lựa chọn trang phục.


Để chuẩn bị cho mùa thứ 2 của The Voice Kids, hai vợ chồng đã mạnh dạn đầu tư một ekip stylist, make up riêng.


HLV Lam Trường.


Trong ngày quay đầu tiên, Lưu Hương Giang đã mặc trang phục với cách phối màu tinh tế.


NS Hồ Hoài Anh trong trang phục trẻ trung của thương hiệu quốc tế Dior.


Trẻ trung, nổi bật, hình ảnh cặp đôi hạnh phúc từ lâu đã trở thành thương hiệu của cặp HLV dễ thương này.


Hai vợ chồng cùng bàn bạc trước giờ quay vòng Giấu mặt.


Hồ Hoài Anh giúp vợ chỉnh trang lại trang phục trước giờ ghi hình. Trong thời gian ghi hình, Lưu Hương Giang đang hoàn thành album mới của cô sẽ ra mắt vào cuối năm nay, còn Hồ Hoài Anh đã phải chấp nhận "hi sinh" khá nhiều show mà anh được mời trong vai trò đạo diễn.

 

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

Flat Vetro Responsive Blogger Template là một trong những template blogspot responsive hoàn toàn miễn phí mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Với thiết kế phẳng trên tông màu tối làm chủ đạo chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng về mẫu này.
Đọc thêm »

16 tuổi, Nannie kết hôn với một người đàn ông cô mới gặp 4 tháng theo ý định của cha cô. Bi kịch liên tiếp xảy ra.

 

Chị em Nannie bị quản lý chặt khi đến tuổi hẹn hò. Đối với họ, được tham dự những bữa tiệc, những đêm nhạc của thanh niên trong vùng là một niềm mơ ước.

Có lần, Nannie đã trốn khỏi nhà đi tham dư một bữa tiệc, và cô gặp James Hazle. James cũng bị thu hút bởi đôi mắt đen và khuôn mặt hay cười của Nannie. Cả hai bí mật hẹn hò với nhau. Bà Loulisa biết chuyện này những giữ im lặng, bà hi vọng con gái mình có thể thoát ra khỏi sự cấm đoán của người cha.

Năm 1921, Nannie bắt đầu làm việc cho công ty Linen Thread, tại đây, cô gặp Charley Braggs theo sự giới thiệu của cha cô. Charley là một thanh niên cao to, điềm đạm, anh rất quan tâm và đối xử tốt với Nannie, coi cô như "nữ hoàng của Alabama". Charley còn dành tiền lương của mình để giúp đỡ mẹ Nannie. Charley khác hẳn với James, cậu thanh niên vùng nông thôn Blue Mountain. Tuy nhiên, cô không có tình cảm với Charley. Hai người quen nhau được 4 tháng.

Một năm sau đó, Nannie kết hôn với Charley. Nannie tâm sự, "Tôi lập gia đình như mong muốn của cha tôi, với một người đàn ông tôi mới quen 4 tháng." Khi đó Nannie mới 16 tuổi.

Nannie và Charley có với nhau 4 cô con gái. Áp lực chăm sóc những đứa trẻ, làm hài lòng mẹ chồng khó tính khiến Nannie cảm thấy mệt mỏi, cô bắt đầu hút thuốc và nghiện thuốc. Nannie cần được quan tâm. Điều duy nhất khiến Nannie cảm thấy thoải mái là được quan tâm bởi một ai khác.

Thời gian mang thai, Nannie đã chứng kiến cảnh chồng mình ngoại tình, ôm ấp người phụ nữ khác. Cuộc hôn nhân của Nannie và Charley bắt đầu có mâu thuẫn. Cả hai đều có những mối quan hệ tình cảm bên ngoài.

Đầu năm 1927, hai cô con gái của Nannie bất ngờ qua đời, theo Charley, cả hai bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa sáng do Nannie chuẩn bị. Charley nghi ngờ Nannie đã đầu độc bọn trẻ những không có bằng chứng để tố cáo cô. Charley quyết định chia tay Nannie, mang theo cô con gái lớn Malvia. Nannie một mình nuôi cô con út Florine.

Theo Sherby Green, Charley đã từng nói rằng anh cảm thấy ghê sợ người vợ trẻ của mình, anh không dám ăn những thứ Nannie nấu sau cái chết của hai cô con gái.

Nhiều tháng sau khi Charley bỏ đi, mẹ Charley bất ngờ qua đời. Không ai nghi ngờ cái chết đó của bà.

Nannie tỏ ra khá lạnh lùng và thờ ơ trước cái chết của hai cô con gái và bà mẹ chồng. Cô còn bận rộn lo cách kiếm tiền nuôi bản thân mình và cô con gái út.

Cuối mùa hè năm 1928, Charley quay về Blue Moutain, tay trong tay với một người phụ nữ khác, anh yêu cầu Nannie li dị và nuôi Malvina.

Quá tức giận, Nannie đóng gói hành lý của mình, nguyền rủa Charley, nguyền rủa bạn gái mới của anh và rời khỏi Blue Moutain.

Theo Sherby, Charley là người chồng duy nhất sống sót sau cuộc hôn nhân với Nannie. 4 người chồng sau của Nannie đều nhận những cái chết đau đớn.

Sau khi chia tay Charley Braggs, Nannie tìm được công việc mới trong nhà máy dệt bông ở Anniston, gần Blue Mountain. Cô bắt đầu tính đến chuyện kết hôn nhưng thận trọng hơn để không mắc phải sai lầm như lần đầu.

Năm 1929, Nannie nhận lời cầu hôn của Robert Frank Harrelson. Ngay sau khi kết hôn, Nannie mới phát hiện ra chồng mình là một kẻ nghiện rượu, Robert đã từng bị bắt giam về tội hành hung, gây thương tích cho người khác. Nannie cảm thấy suy sụp ngay trong tuần trăng mật của mình.

Quá thất vọng, Nannie mang hai cô con gái của mình tới gặp James Hazle và nhờ sự giúp đỡ của mẹ James. Cô quay lại và chấp nhận cuộc sống bị bạo hành với Robert. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài tận 16 năm.

Đầu năm 1940, hai cô con gái của Nannie lần lượt kết hôn.

Năm 1943, cô con gái lớn Malvina sinh con trai đầu lòng, Robert. Tháng 2/1945, cô mang thai lần thứ 2. Vợ chồng cô nhờ đến sự chăm sóc của Nannie. Chồng Melvina, Mosie Haynes rấtcảm phục mẹ vợ mình khi bà thức suốt đêm chăm sóc Melvina.  Melvina sinh thêm một bé gái, những chỉ một giờ sau đó, đứa bé bất ngờ qua đời. Các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cái chết của đứa trẻ.

Trở về nhà, Melvina nhớ lại, khi cô đang mê man với liều thuốc mê sau khi sinh, cô nhìn thấy mẹ mình bế đứa bé, tay bà cầm một cây kim và đâm vào đầu nó. Melvina không biết mình đã nhìn thấy điều đó hay chỉ là cơn ác mộng. Cô kể điều này với chồng mình. Cả hai hoảng hốt khi chồng cô cho biết tối hôm trước đó, anh có nhìn thấy Nannie mua một hộp kim. Tuy nhiên, cả hai không nghĩ mẹ mình lại có thể hành động như vậy.

6 tháng sau, cậu bé Robert cũng qua đời khi được gửi đến cho Nannie chăm sóc. Không ai nghi ngờ Nannie. Tang lễ nhanh chóng được cử hành, Nannie đã khóc ngất đi bên mộ đứa cháu trai của mình. Vợ chồng Melvina không biết rằng, vài tháng sau, một khoản tiền bảo hiểm lớn được chuyển vào tài khoản của mẹ mình. Nannie đã bí mật mua bảo hiểm cho Robert.

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

Tàu Trung Quốc hung hăng tìm cách vây ép, chặn đầu và dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam.

 

Vào lúc 6 giờ sáng 28/5, trong lúc tàu Kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN 630 đang ở vị trí cách khu vực giàn khoan khoảng 10 hải lý để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Trung Quốc rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng lãnh thổ Việt Nam thì đã bị 3 tàu của Trung Quốc bao vây, chặn đầu, ép sát.

Sau đó, tàu Hải tuần mang số hiệu 22 của Trung Quốc đã tấn công tàu KN 630 của ta bằng vòi rồng công suất lớn phun trên cả hai hướng trước và sau mũi tàu. Chỉ đến khi tàu CSB 8003 cơ động đến hỗ trợ thì các tàu Trung Quốc mới tản ra.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc đang tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.

Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, hôm 28/5, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu này ở nhiều hướng. Trên mỗi hướng, Trung Quốc duy trì từ 6 đến 8 tàu để ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Đặc biệt, đã phát hiện 2 tàu quét mìn của Trung Quốc hoạt động trên khu vực.

Cũng trong buổi sáng 28/5, tàu CSB 8003 đã tiếp cận gần khu vực mới mà Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng đến vị trí cách giàn khoan khoảng 9 hải lý đã bị các tàu bảo vệ của Trung Quốc dàn thành thế nan quạt nhiều lớp tiến ra ngăn cản trong đó có các tàu mang số hiệu 2406, 31, 3302, 3210 đã cơ động áp sát để ngăn chặn tàu của ta.

Đặc biệt, vào lúc 08h 15 phút, ta phát hiện 02 tàu quét mìn của Trung Quốc số hiệu 840, 843 ở vị trí 15 độ 16 phút Bắc – 111 độ 32 phút Đông và 15 độ 16 phút Bắc – 111 độ 33 phút Đông.

Đồng thời ta cũng phát hiện có 02 tàu Hộ vệ tên lửa không xác định được số hiệu luôn cơ động, thả trôi ở phía Đông giàn khoan Hải Dương 981.

Đến 9 giờ 10 phút tàu CSB 4032 ở vị trí 15026'N - 111038'E cách giàn khoan 7,4 hải lý thì các tàu của TQ số hiệu 210, 2410, 37101 và 2 tàu kéo cơ động bám đuổi, sẵn sàng tấn công.

Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Tư lệnh CSB cho biết hôm qua lực lượng chấp pháp của ta còn phát hiện tàu Hải cảnh 31101 của TQ được trang bị thêm đường ống và vòi màu đen, chưa rõ công dụng.

 Tàu Hải cảnh 3210 của Trung Quốc áp sát tàu CSB 8003, ngăn cản không cho tiếp cận giàn khoan (Ảnh Cảnh sát biển)

Các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn cơ động theo dõi chặt chẽ mọi di biến động của giàn khoan Hải Dương 981 và hoạt động của các tàu Trung Quốc. Chúng ta cũng tiếp tục kiên trì tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách gần nhất có thể, đồng thời sử dụng các biện pháp tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

Awesome Mag Responsive Blogger Template là mẫu được chia sẻ gần đây dành cho các bạn cá tính, thích có một trang web thực sự chuyên nghiệp từ nền tảng blogger.
Đọc thêm »

Vụ va chạm trên không gần đây giữa máy bay Nhật Bản và Trung Quốc và chính sách ngoại giao hạn chế mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama có thể làm thay đổi môi trường an ninh trên biển Hoa Đông.

 

Biển Hoa Đông căng thẳng trở lại

Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã leo thang trở lại khi các máy bay quân sự của hai quốc gia này đã bay cách nhau chỉ 30m vào cuối tuần qua. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 2 máy bay chiến đấu Su-27 của Bắc Kinh đã 2 lần bay cách 50m và 30m máy bay giám sát OP-3C và máy bay tình báo điện tử YS-11EB của Tokyo, khi các máy bay này đang thực hiện sứ mệnh thu thập thông tin.

Vụ việc xảy ra gần khu vực diễn ra cuộc tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và Nga, tại vùng biển mà cả Bắc Kinh và Tokyo đều lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Phản ứng của hai nước đối với vụ việc rất nhanh chóng và mang tính chất kích động.

"Rất hiếm khi máy bay quân sự của Nhật Bản và Trung Quốc áp sát nhau trong một cuộc đối đầu" một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera sau đó gọi các hành động của Trung Quốc là "hoàn toàn sai lầm" và cho biết Thủ tướng Shinzo Abe đã chỉ đạo ông thực hiện những bước cứng rắn để đáp trả.

Ông Onodera cho hay, các máy bay của Nhật Bản không chịu giới hạn nào vì chúng bay trên vùng biển quốc tế và lực lượng phòng vệ nước này sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát như trước. Ông cũng tiết lộ các chiến đấu cơ của Trung Quốc được trang bị tên lửa tại thời điểm xảy ra vụ va chạm.

Đáp lại, Trung Quốc nhanh chóng cáo buộc máy bay Nhật Bản xâm phạm vùng cấm bay, mà quân đội Nga và Trung Quốc đã thông báo vài ngày trước khi cuộc tập trận chung giữa hải quân hai nước này bắt đầu.

Ngày 25/5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên án Nhật Bản về động thái này, đồng thời cáo buộc Tokyo đã vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và quy tắc toàn cầu. Điều này "có thể dễ dàng gây ra sự hiểu lầm và thậm chí dẫn tới một cuộc đụng độ trên không". Bắc Kinh cũng đề nghị đàm phán với Tokyo về vụ việc và yêu cầu Nhật Bản "tôn trọng quyền hợp pháp của Hải quân Nga và Trung Quốc và dừng tất cả các hoạt động giám sát... Nếu không Nhật Bản sẽ chịu mọi hậu quả".

Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc.

Cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc đã kết thúc vào ngày 26/5. Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang tiến hành các cuộc tập trận của Lực lượng phòng vệ mặt đất trên đảo Amami, ngoài khơi tỉnh Okinawa, gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Các cuộc tập trận là một phần trong kế hoạch tái triển khai lực lượng phòng vệ của Nhật Bản, nhằm bảo vệ tốt hơn những quần đảo xa mà Tokyo cảm thấy bị đe dọa bởi âm mưu xâm chiếm từ Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản tuần trước đã thông báo kế hoạch đưa quân đội tới quần đảo Nansei, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 170km. Vào tháng Tư vừa qua, Nhật Bản cũng bắt đầu xây dựng một trạm radar và triển khai 100 quân nhân trên đảo Yonaguni, cách Senkaku 150km.

Mỹ công bố chính sách ngoại giao hạn chế

Việc Nhật Bản tăng khả năng tự lực chống Trung Quốc xâm lấn ở biển Hoa Đông có thể hiểu một phần là do họ phải miễn cưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào đồng minh Mỹ trước đây. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố vào tháng Tư vừa qua rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được bảo vệ theo Điều 5 của Hiệp ước Mỹ-Nhật về Hợp tác an ninh, Tokyo vẫn tỏ ra miễn cưỡng đặt toàn bộ số phận vào khả năng của đồng minh để bảo vệ lợi ích của Nhật Bản. Tokyo vẫn chưa tin tưởng Washington cam kết xoay trục sang Đông Á.

Sự lưỡng lự của Nhật Bản có thể thấy rõ. Tổng thống Obama dự định sẽ có bài phát biểu vào ngày 28/5 tại Học viện Quân sự Mỹ ở West Point. Trong bài phát biểu này, ông sẽ thông báo về chính sách ngoại giao mới hạn chế hơn. Thông tin được đưa ra khi ông Obama bất ngờ tới thăm quân đội Mỹ ở Afghanistan. Trong khi chính sách ngoại giao mới của Washington được đánh giá hợp lý với tình hình tại Syria, Ukraine cũng như Iraq và  Afghanistan, nó có thể sẽ không được chào đón tại Nhật Bản.

Nhà Trắng đã nhanh chóng giải thích rằng ông Obama sẽ lập luận chính sách ngoại giao mới không phải theo chủ nghĩa biệt lập mà theo "chủ nghĩa can thiệp và quốc tế". Mặc dù vậy, những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Mỹ có thể khiến Nhật Bản xem xét lại tính toán an ninh trong khu vực của nước này. Nếu Mỹ muốn lùi lại và "tránh sai lầm" thì Nhật Bản phải bắt đầu xem xét lại họ bị ảnh hưởng như thế nào từ chính sách của Washington.

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

Dù TQ ngang ngược, song châu Á có nhiều cơ chế để ngăn chặn thảm họa chiến tranh.

 

Trong thời gian gần đây, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới vô cùng lo ngại trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

Tham vọng độc chiếm Biển Đông đã khiến Trung Quốc ngày càng có những hành động liều lĩnh hơn, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp sự phản đối của các quốc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh và sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Để làm rõ hơn về âm mưu và tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc cũng như những hành động mà các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể thực hiện để kiềm chế Trung Quốc và khả năng nổ ra xung đột tại khu vực, tờ DW của Đức đã có cuộc phỏng vấn với tiến sĩ William Choong, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Singapore.

DW: Tâm điểm trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông là gì?

Tiến sĩ William Choong: Nhìn chung, chúng ta thấy rằng Trung Quốc luôn khăng khăng rằng khu vực rộng lớn ở biển Hoa Đông và Biển Đông thuộc chủ quyền của mình. Người Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố rằng họ không cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế khi đề cập đến các tuyên bố chủ quyền đó.

Tiến sĩ William Choong, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Singapore

Tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình về giấc mơ Trung Hoa dựa trên ý tưởng rằng Trung Quốc phải khôi phục lại danh dự của một đất nước từng bị nhiều quốc gia "hạ nhục" vào cuối thế kỷ 19. Bởi vậy Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu lùi bước trong các cuộc căng thẳng hay xung đột. Thông điệp mà họ muốn phát đi rằng Trung Quốc là một cường quốc phải được công nhận và họ có quyền tuyên bố chủ quyền trong các vấn đề tranh chấp.

Các quốc gia láng giềng sẽ chấp nhận sự trỗi dậy về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc như thế nào?

Các nước láng giềng đã thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, và rằng Trung Quốc xứng đáng có vị thế trên thế giới. Trung Quốc có chân trong các diễn đàn lớn của khu vực, và điều đó chứng tỏ các nước đều chấp nhận rằng Trung Quốc là một cường quốc của khu vực.

Tuy nhiên, điều mà các nước láng giềng không thể chấp nhận được chính là việc Trung Quốc không bao giờ chịu chấp nhận cách hành xử theo thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như nhiều quốc gia ASEAN tin rằng Trung Quốc đang phản bội lại tinh thần của Tuyên bố các bên về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) ký năm 2002.

Tuyên bố này quy định các quốc gia không được phép sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông, điều đã bị Trung Quốc phá vỡ khi hung hăng huy động một lực lượng hơn 100 tàu chiến và tàu hải giám tấn công, đâm va tàu công vụ của Việt Nam.

Trung Quốc nhiều lần hành xử không theo thông lệ quốc tế

Nhiều nước cũng cho rằng Trung Quốc đang không tôn trọng các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia. Điều này thể hiện rất rõ trong hành vi kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các quốc gia nhỏ hơn như Philippines và Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình trước mối đe dọa từ cường quốc đang lên như Trung Quốc?

Trong hoàn cảnh hiện nay, các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực không có nhiều lựa chọn trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc. Chẳng hạn như về phương diện quân sự, người Philippines chỉ có thể dựa vào đồng minh lớn của mình là Mỹ. Còn về phương diện pháp lý, các quốc gia Đông Nam Á có thể khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.

Tuy nhiên nếu họ có thắng kiện thì đây cũng chỉ có thể coi là thắng lợi về mặt tinh thần, bởi phán quyết của tòa án quốc tế rất khó có thể thay đổi được gì trên thực địa bởi thái độ và cách hành xử cố chấp của Trugn Quốc.

Trung Quốc sẽ không chấm dứt chính sách "ngoại giao giàn khoan" hay ngừng các hoạt động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Phương án tốt nhất của Manila và Hà Nội bây giờ là chờ đến lúc Trung Quốc tìm cách làm rõ về tuyên bố "đường chín đoạn" của họ trên Biển Đông để phản công và đưa ra những lập luận sắc bén dựa trên các nguyên tắc của UNCLOS để phản bác về tính pháp lý của đường biên giới biển phi lý này.

Bắc Kinh đang tìm cách gây sức ép bằng chính sách "ngoại giao giàn khoan"

Về nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông, đến nay nhiều người vẫn không thể hiểu được tại sao tình hình Trung-Nhật lại căng thẳng đến vậy chỉ vì những hòn đảo đá nhỏ bé không người. Bản chất của tranh chấp này là gì?

Khi nói về tranh chấp Trung-Nhật trên nhóm đảo Senkaku, chúng ta không chỉ nói về những đảo đá vô tri vô giác trên biển Hoa Đông, mà nó là tổng hợp của ba thứ mà sử gia Hy Lạp từng nói "nỗi sợ hãi, danh dự và lợi ích".

Thứ nhất, đó là cuộc tranh cãi về những gì mà Nhật Bản đã làm với Trung Quốc trong cuộc xâm lược từ năm 1895 đến 1945. Thứ hai, đó là cách mà Nhật Bản hiện đang đối đầu với Trung Quốc với sự hậu thuẫn của siêu cường Mỹ. Và cuối cùng, đó là tranh chấp về cơ chế quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó cả hai nước đều muốn đứng lên chiếm ngôi đầu.

Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây đã tái khẳng định chính sách "xoay trục" châu Á trong chuyến thăm tới khu vực này. Vậy Mỹ sẽ đóng vai trò gì trong các tranh chấp chủ quyền ở khu vực?

Washington đang tìm cách thể hiện vai trò tích cực hơn trong các vấn đề tranh chấp, khi họ tuyên bố rằng Trung Quốc cần phải đưa ra được luận chứng hợp pháp dựa trên các nguyên tắc của UNCLOS để bảo vệ cho "đường chín đoạn" của mình.

Trong trường hợp lý tưởng nhất, Mỹ có thể đóng vai trò là người trung gian hòa giải, nhưng tôi nghĩ khả năng này ít xảy ra. Lý do là Mỹ đang lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan" và buộc phải đi trên một lằn ranh rất mỏng manh giữa ngoại giao và răn đe.

Nói cách khác, Mỹ cần phải thể hiện được rằng mình sẽ giữ lời trong việc cam kết bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Philippines trước nguy cơ đến từ Trung Quốc, tuy nhiên họ cũng ý thức được rằng hành động đó sẽ hủy hoại quan hệ với Trung Quốc, đối tác quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.

Với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc, bành trướng quân sự và các giọng điệu hung hăng, liệu châu Á của thế kỷ 21 có trở thành châu Âu của thế kỷ 20 hay không?

Tôi không cho rằng một cuộc chiến tranh quy mô lớn giống như Thế chiến I sẽ bùng nổ ở châu Á, bởi khu vực này có nhiều cơ chế giữ ổn định tự động. Mặc dù các nước có một số giọng điệu hung hăng với nhau, song họ vẫn bị ràng buộc chặt chẽ với nhau về kinh tế và thương mại, và điều đó có thể ngăn cản chiến tranh xảy ra.

Trung Quốc đang ngày càng trở nên "hòa nhập" với các diễn đàn khu vực, và mặc dù các diễn đàn này vẫn còn đang non trẻ, song chúng có khả năng kiềm chế các thành viên đưa ra những biện pháp khó lường có thể làm leo thang căng thẳng hơn nữa.

Ngoài ra, một cơ chế giúp duy trì hòa bình, ổn định khác trong khu vực chính là vai trò của Mỹ trong việc răn đe tất cả các bên có liên quan không đưa ra những hành động phiêu lưu. Thế nên mặc dù một tính toán sai lầm có thể dẫn đến cuộc đối đầu lớn trong khu vực, nhưng khả năng xảy ra điều đó là vô cùng thấp trong hoàn cảnh hiện nay.

Nguồn: http://24h.com.vn/

 

Sâu Ciu Blog