Những hình ảnh về các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 2015. Mỹ đã cảnh báo rằng nước này sẽ không tôn trọng các tuyên bố chủ quyền và lãnh hải mà Trung Quốc khẳng định dựa trên những hòn đảo này. (Ảnh chụp màn hình trang web Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á - Asia Maritime Transparency Initiative)
Khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Trung Quốc và gặp gỡ với các quan chức cấp cao ở đó mới đây, ông có một thông điệp chủ chốt gửi tới chính quyền nước này: Chính quyền Trung Quốc nên ngừng theo đuổi các tuyên bố lãnh thổ của mình tại Biển Đông bằng vũ lực.
Nhưng công chúng Trung Quốc khó có thể biết được điều này, bởi nó hầu như không xuất hiện trong các bản tin thời sự ở bên trong Trung Quốc.
Trong chuyến thăm từ ngày 16 đến 17/5, ông Kerry đã gặp mặt với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị, và một nhóm các quan chức hàng đầu khác bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long.
Trong những ngày trước chuyến đi của ông Kerry, hãng thông tấn Associated Press (AP) đã đưa tin về những bình luận của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ mà những lời này dường như đã lên kế hoạch cho chương trình nghị sự ngoại giao của ông Kerry khi ở Bắc Kinh.
Theo AP, trích dẫn các nguồn tin chính thức, ông Kerry dự định sẽ “nhấn mạnh… những hậu quả rất tiêu cực đối với hình ảnh của Trung Quốc và mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng về sự ổn định trong khu vực và có khả năng ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – Trung do những nỗ lực cải tạo đất quy mô lớn của họ và những hành vi nói chung tại Biển Đông”.
Ông Kerry dự định khẳng định với Trung Quốc về cam kết của Mỹ đối với tự do hàng hải, một nguyên tắc mà chính quyền Trung Quốc đang công khai thách thức bằng các hoạt động xây dựng đảo trên Biển Đông của nước này trong năm vừa qua.
Trung Quốc đã nạo vét hàng nghìn tấn cát và đá trên các bãi đá ngầm bán ngập nước, xây dựng các hòn đảo với đường băng, bến cảng, và các cơ sở quân sự. Chuỗi các pháo đài đảo này đang được sử dụng để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cuối cùng là ngăn chặn tàu lớn của các nước khác đi qua những vùng nước này.
Một trong những phản ứng được đề xuất của Mỹ đối với các hoạt động trên là gửi tàu đến trong phạm vi 12 hải lý (tương đương 22,2 km) của các công trình xây dựng trên quần đảo Trường Sa – nhóm đảo nằm trong vùng biển giữa Việt Nam và Philippine, và phớt lờ tuyên bố của Trung Quốc rằng các đảo này có chủ quyền. Các nguồn tin chính thức và bán chính thức của Trung Quốc gần đây đã cảnh báo chống lại những hoạt động này, nói rằng chúng sẽ gặp phải phản ứng cứng rắn.
Nhưng việc quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ đã không xuất hiện trong các bản tin thời sự của Trung Quốc có nhắc đến chuyến thăm của ông Kerry.
Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo cổ vũ chủ nghĩa dân tộc được điều hành bởi Nhân Dân Nhật báo, một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã công bố một bài báo với tiêu đề: “Ông Kerry không ‘gây sức ép’ lên Trung Quốc như mọi người đã làm rùm beng lên”. Bài báo cho biết “không có khả năng rằng một quan chức cấp cao của Mỹ đến Trung Quốc và đơn phương đưa ra một lập trường cứng rắn”. Thay vào đó, chuyến đi của ông Kerry đến Trung Quốc là “bình thường”, và “không có gì để các phương tiện truyền thông phải khuấy động lên cả”, theo Thời báo Hoàn cầu.
Trong một bản tin tiếng Anh về các cuộc họp giữa ông Kerry và các quan chức Trung Quốc, vị trí của Mỹ đã được đưa ra trong hai dòng sau: “Ông Kerry tái khẳng định lập trường của chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông và cho biết rằng lập trường tương tự khi sẽ áp dụng đối với các bên dính líu đến cuộc tranh chấp… Ông Kerry đã nói rằng các báo cáo truyền thông về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây không phản ánh bất kỳ quyết định chính trị nào của chính phủ Mỹ”.
Matthew Robertson & Frank Fang, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thu Hiền biên dịch
No comments:
Post a Comment