Những vũ khí mới nhất của quân đội Mỹ sẽ sớm được triển khai trong khu vực để giúp Bắc Kinh xem lại, ông Carter cảnh báo.
Tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, USS Zumwalt. Ảnh: CNN.
Chuyên mục Chính trị - Quân sự tạp chí Time hôm nay bình luận về bước tiếp theo có thể dẫn tới xung đột trên Biển Đông, trong đó các tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ có khả năng được điều đến Biển Đông để thách thức các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bành trướng của Trung Quốc. Bernard Cole, một sĩ quan Hải quân Mỹ nghỉ hưu và là chuyên gia về Trung Quốc cho rằng nguy cơ nổ ra xung đột ở Biển Đông là 50 - 50.
Tuy nhiên ông cho rằng xung đột đầu tiên có thể nổ ra giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam, 2 nước có yêu sách chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc đang bồi lấp mở rộng hơn là giữa Bắc Kinh với Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã nói rõ trong những ngày gần đây rằng Mỹ sẽ không lùi bước. Máy bay, tàu chiến Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, bất kỳ bãi đá ngầm, rặng san hô nào cũng đều không đủ hiệu lực pháp lý yêu cầu 12 hải lý lãnh hải để hạn chế tự do hàng không, hàng hải.
Nếu Trung Quốc không ngừng nỗ lực bồi lấp xây dựng các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), những vũ khí mới nhất của quân đội Mỹ sẽ sớm được triển khai trong khu vực để giúp Bắc Kinh xem lại, ông Carter cảnh báo.
Ông chủ Lầu Năm Góc đưa ra một danh sách các vũ khí, bao gồm tàu ngầm lớp Virginia mới nhất, máy bay trinh sát P-8 Poseidon, tàu khu trục tàng hình tiên tiến nhất Zumwalt, máy bay cảnh báo sớm trên tàu sân bay E-2D Hawkeve.
Tuy nhiên Trung Quốc dường như phớt lờ cảnh báo này. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn quân đội Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la tuyên bố hùng hồn: "Trung Quốc và quân đội Trung Quốc chưa bao giờ sợ ma quỷ hay một thế lực tà ác nào. Đừng bao giờ mong đợi chúng tôi đầu hàng quyền lực, tà đạo".
Các quan chức Mỹ khẳng định rằng những điều Trung Quốc đang làm thách thức, chống lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp trên các rặng san hô, bãi đá ngầm không thể có lãnh hải của riêng mình. Sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Giới chuyên gia hải quân nói rằng nếu Hoa Kỳ trở lại với hành động, Hải quân Mỹ sẽ sớm phải điều tàu chiến đến quần đảo Trường Sa, sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng. Tuy nhiên Biển Đông còn có biệt danh là "nghĩa địa của tàu thuyền", nó đủ cạn để đánh chìm chúng nhưng lại cho phép các hoạt động nạo vét hiện có diễn ra.
Hạn chế của Hải quân Mỹ là khi điều động một chiếc tàu quân sự hiện đại trang bị đầy đủ vũ khí như Littoral Combat hoặc một tàu đổ bộ đáy phẳng xung quanh các điểm đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi lấp sẽ rất khó khăn, Jerry Hendrix, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ bình luận.
Tàu USS Fort Worth 4000 tấn gần đây đã di chuyển gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp (bất hợp pháp). Hoạt động này sẽ trở nên thường xuyên hơn khi Mỹ điều 4 chiến hạm loại LCS này tới khu ực trong những năm tới.
Hendrix tin rằng Trung Quốc đang cố gắng tận dụng lợi thế sự thận trọng của Mỹ trong các hành động ở nước ngoài. Tập Cận Bình nhận thấy rằng Mỹ đang phải dàn sức trong các vấn đề bình thường hóa quan hệ với Cuba, thỏa thuận hạt nhân với Iran, khủng hoảng quan hệ với Nga ở Crimea và Ukraine.
Cole nói rằng nếu ông còn là một sĩ quan tham mưu Hải quân, ông sẽ không điều động chỉ 1 tàu LCS như USS Fort Worth tới Trường Sa một mình, vì tàu này gần như không thể tự bảo vệ mình. Ít nhất cũng cần có một vài tàu khu trục lớp DDG hoặc một số máy bay quân sự tháp tùng.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)
No comments:
Post a Comment