Theo nghị quyết của HĐND Hà Nội chiều 2/7, nhân tài về làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội sẽ được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Chiều 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về ban hành chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô.
Theo nghị quyết ban hành, chính sách trọng dụng nhân tài được áp dụng cho những người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, công tác và lao động.
Cụ thể, người tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc ở các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước, người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học đạt loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài.
Người có học vị tiến sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dược sĩ chuyên khoa cấp 2.
Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải theo quy định.
Vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực và thế giới.
Hà Nội sẽ dành mức đãi ngộ cho những người này như: được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tiếp nhận; được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên.
Đây được coi là hình thức đãi ngộ bảo đảm cho người được thu hút bước đầu ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc, cống hiến cho Thủ đô.
Sau hai năm công tác, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ chi phí...
Các đối tượng trên cũng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm như cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội ít nhất 7 năm, kể từ ngày được tiếp nhận.
Trường hợp vi phạm cam kết hoặc chấm dứt hợp đồng thỏa thuận trước thời hạn phải hoàn trả lại các khoản kinh phí hỗ trợ được đãi ngộ quy định tại chính sách này.
Theo nghị quyết ban hành, chính sách trọng dụng nhân tài được áp dụng cho những người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, công tác và lao động.
Cụ thể, người tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc ở các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước, người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học đạt loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài.
Người có học vị tiến sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dược sĩ chuyên khoa cấp 2.
Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải theo quy định.
Vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực và thế giới.
Hà Nội sẽ dành mức đãi ngộ cho những người này như: được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tiếp nhận; được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên.
Đây được coi là hình thức đãi ngộ bảo đảm cho người được thu hút bước đầu ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc, cống hiến cho Thủ đô.
Sau hai năm công tác, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ chi phí...
Các đối tượng trên cũng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm như cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội ít nhất 7 năm, kể từ ngày được tiếp nhận.
Trường hợp vi phạm cam kết hoặc chấm dứt hợp đồng thỏa thuận trước thời hạn phải hoàn trả lại các khoản kinh phí hỗ trợ được đãi ngộ quy định tại chính sách này.
Phiên họp HĐND Hà Nội chiều 2/7
Trước khi biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết, có nhiều ý kiến của đại biểu HĐND TP thảo luận. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, nên bổ sung thêm đối tượng áp dụng. Cụ thể như: sinh viên xuất sắc du học ở nước ngoài, thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài... Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn...
Đại diện UBND TP đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời khẳng định, khi Dự thảo Nghị quyết được thông qua, tới đây, UBND TP sẽ tiếp tục ban hành các quy định chi tiết và cụ thể hơn về cơ chế, chính sách.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, những năm qua, bình quân chỉ có khoảng 10% số thủ khoa xuất sắc được tuyên dương về làm việc tại các cơ quan, đơn vị của TP Hà Nội; số người có trình độ cao được thu hút cũng rất ít, chỉ tập trung ở khối văn hóa, thể thao; nhiều ngành, lĩnh vực cần thu hút, sử dụng người có trình độ cao như khoa học công nghệ, quy hoạch, kiến trúc, giao thông đô thị… hầu như không thu hút được người về làm việc.
Đại diện UBND TP đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời khẳng định, khi Dự thảo Nghị quyết được thông qua, tới đây, UBND TP sẽ tiếp tục ban hành các quy định chi tiết và cụ thể hơn về cơ chế, chính sách.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, những năm qua, bình quân chỉ có khoảng 10% số thủ khoa xuất sắc được tuyên dương về làm việc tại các cơ quan, đơn vị của TP Hà Nội; số người có trình độ cao được thu hút cũng rất ít, chỉ tập trung ở khối văn hóa, thể thao; nhiều ngành, lĩnh vực cần thu hút, sử dụng người có trình độ cao như khoa học công nghệ, quy hoạch, kiến trúc, giao thông đô thị… hầu như không thu hút được người về làm việc.
Ngay trước khi HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về ban hành chính sách trọng dụng nhân tài, bên lề cuộc họp, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, ông Trần Huy Sáng đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí về chủ đề này.
Nhân tài về làm việc được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở, nhưng con số này thấp hơn so với các tỉnh thành khác, ông nghĩ sao? Thưa ông, có những trường hợp là thủ khoa nhưng khi về Hà Nội làm lại không thích ứng được với môi trường và yêu cầu công việc. Ông nghĩ sao về điều này?Người lao động đến với Hà Nội không phải vì kinh tế mà còn vì tấm lòng và mong muốn cống hiến cho Thủ đô. Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Chính sách của Hà Nội đưa ra không chỉ về vật chất mà còn có ý nghĩa về tâm lý, khuyến khích trọng dụng nhân tài. Để người có năng lực về Hà Nội làm việc sẽ có môi trường để cống hiến, được xã hội nhìn nhận đóng góp của họ. Cuộc sống rất phong phú. Có người trong trường học thì học rất giỏi, làm công việc nghiên cứu tốt, nhưng ra thực tiễn lại không phù hợp. Đó là sở trường, sở đoản của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, về cơ bản, những người thông minh, tài giỏi... sau khi ra trường họ làm được việc. Về phía cơ quan quản lý phải tạo điều kiện để người lao động cống hiến. Mặt khác, mỗi cá nhân người lao động phải tự hoàn thiện mình để phù hợp với thực tế mà trong trường học có thể không đào tạo. Lĩnh vực ngành nghề nào mà thành phố đang cần nhất hiện nay, thưa ông? Thành phố đang cần nhất là lĩnh vực y tế. Với những dự án xây dựng bệnh viện, Hà Nội đang thiếu khoảng 5.000 bác sĩ. Nghị quyết lần này rất tập trung và dành nhiều ưu ái cho lĩnh vực y tế. Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2... Hà Nội có tuyển thủ khoa bằng tại chức, ngoài công lập không, thưa ông? Trong Nghị quyết không hề phân biệt tại chức hay chính quy. Xin cảm ơn ông! Nguyên Dương (thực hiện) |
No comments:
Post a Comment