Trong tình hình khó khăn của Nga hiện nay, hướng tới Trung Quốc là điều hiển nhiên và vô cùng cần thiết. Nhưng liệu Nga có phải chấp nhận những nhượng bộ chưa từng có trong quan hệ đối tác với Trung Quốc để có những dự án, hợp đồng và hợp tác giữa hai nước?
Sau chuyến thăm Moskva, tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít, của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, truyền thông quốc tế bỗng rộ lên những thông tin cho rằng để có được điều đó, phía Nga đã buộc phải chấp nhận những nhượng bộ chưa từng có trong quan hệ đối tác với Trung Quốc. Những thông tin này cho rằng Moskva đặc biệt coi trọng việc chứng minh cho thế giới thấy rằng những chính sách cô lập Nga của phương Tây là hoàn toàn vô ích, và bởi vậy, để chèo kéo Trung Quốc, Nga đã buộc phải ký những hợp đồng không mấy thuận lợi. Tuy nhiên, phân tích những hợp đồng này cho thấy thực tế không phải như vậy. Nga và Trung Quốc đã không chỉ chứng tỏ quan điểm tương đồng trong các đánh giá về tình hình thế giới, mà còn nhất trí trong mối quan hệ hợp tác cùng có lợi ở khu vực Trung Á. Các nhân tố quan trọng nhất thể hiện sự hợp tác này chính là "bộ đôi" dự án - Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) và Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân của ông là những vị khách nước ngoài quan trọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên khán đài lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Còn nếu xét về số lượng binh sĩ nước ngoài tham gia cuộc duyệt binh hôm 9/5 tại Quảng trường Đỏ, thì lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng đông nhất trong số các binh sĩ nước ngoài. Tất cả những chi tiết này mang ý nghĩa biểu tượng cao, thể hiện quan điểm chung của cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong việc đánh giá kết quả của cuộc chiến cũng như trật tự thế giới sau chiến tranh.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải làm cho cộng đồng thế giới hôm nay hiểu được cái giá của sự biến động khôn lường, với những xung đột ngày càng tăng và nguy cơ sống lại bóng ma của cuộc Chiến tranh Lạnh, với sự xuất hiện các nguy cơ mới đe dọa nền an ninh Á-Âu bắt nguồn từ các tổ chức phi nhà nước như những tên cướp biển ở Biển Đông hay các chiến binh thuộc cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Các cuộc đàm phán giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã không đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề trên. Tuy nhiên, động cơ của các trách nhiệm chung đối với nền an ninh và sự phát triển trong không gian Á-Âu, đương nhiên, đã hiện diện trong các văn bản đã ký. Song thật không may, những chi tiết này lại không nằm trong tầm ngắm và vuột khỏi sự chú ý của nhiều nhà quan sát, khi mà họ còn đang mải mê thảo luận xem Trung Quốc đã "cứu Nga" như thế nào trong cuộc duyệt binh.
Nhiều người cho rằng Moskva đã có một số nhượng bộ chưa từng có chỉ để ông Tập Cận Bình xuất hiện trên khán đài như một vị khách danh dự nhất. (Do nhiều quốc gia phương Tây và một số nước láng giềng Nga tẩy chay từ chối tham dự lễ kỷ niệm này). Tương tự, trong việc giải quyết các vấn đề Á-Âu, Nga được coi như "ngồi chiếu dưới", vai trò "ông anh cả" so với "cậu em" từ hồi những năm 1950 giờ đã bị đảo ngược. Điều đáng ngạc nhiên là trong các cuộc thảo luận về tương quan mối quan hệ giữa hai nước, giờ đây người ta đưa ra những đánh giá hoàn toàn ngược lại so với trước đây. Một mặt, cuộc duyệt binh của Nga cho thấy hình hài rõ ràng về một liên minh chính trị-quân sự Nga-Trung, về trục "Moskva - Bắc Kinh" giờ đã trở thành hiện thực. Theo logic này, có thể thấy từ Quảng trường Đỏ, hai đối tác chiến lược (Nga-Trung) sẽ tiến thẳng tới cuộc chiến chống lại thế giới đơn cực và "cuộc duyệt binh vĩ đại" đó sẽ bắt đầu với các cuộc tập trận ở vùng biển Địa Trung Hải.
Mặt khác, vinh dự đặc biệt dành cho vị khách Tập Cận Bình ở Moskva đã khiến một số chuyên gia không khỏi nhận định rằng việc phương Tây duy trì lệnh trừng phạt chống Nga phần nào sẽ phụ thuộc vào thái độ của Trung Quốc. Thậm chí có người còn so sánh và cho rằng tính chất quan hệ Nga-Trung không có gì là mới, và các đời hoàng đế Trung Hoa đã luôn luôn coi các nước xung quanh chỉ là chư hầu. Tuy nhiên, nếu Nga quá yếu, thì chắc Trung Quốc cũng không chọn Nga trong chiến lược phát triển quan hệ với những nước ngoài các quốc gia phương Tây, và chắc hẳn người ta đã không truyền tai nhau những câu chuyện về trục Nga-Trung có thể chống lại những áp đặt của Mỹ? Và tại sao ông Tập lại đến Moskva, chẳng lẽ ông Tập không có việc gì khác để làm, hơn là "kết thân với các cường quốc hạng hai"?
Mọi mưu toan hòng đánh giá lại mối tương tác Nga-Trung Quốc, trên quan điểm cuộc chơi bắt đầu từ con số không hoặc trước kia còn ít hơn thế sẽ giải thích vì sao kể từ sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, kế hoạch này đã không khả thi. Điều đó đặc biệt liên quan tới khu vực Trung Á, nơi mà theo một số nhà phân tích dự báo, cần phải tháo gỡ cuộc đấu tranh giữa EEU và "các dự án lớn" trong Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa do Trung Quốc đề xướng. Người chiến thắng trong trận chiến này, theo các nhà phân tích, chỉ có một, và người đó đương nhiên là Trung Quốc. Các kết quả chuyến thăm Nga tham dự lễ kỷ niệm 70 chiến thắng vừa qua của ông Tập Cận Bình cho thấy một kịch bản như vậy - đó là sự thừa kế khoa học chính trị viễn tưởng. Một trong số các văn kiện quan trọng được ký kết ngày 8/5 giữa Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga, đó là Tuyên bố chung của Liên bang Nga và Trung Quốc về hợp tác trong xây dựng EEU và Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa.
"Sự đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện" của EEU, tất nhiên, có thể xảy ra nếu như Nga không phản ứng một cách quyết liệt như vậy, nếu như Moskva hạn chế ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc. Hoặc, cứ ảo tưởng rằng "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa" của Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh với chúng ta, chừng nào các khái niệm về phát triển nói chung, và EEU giống như một tổ chức với những điều luật nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ có nhiều hấp dẫn hơn so với cái gọi là "vành đai kinh tế" đầy trừu tượng và không tưởng.
Sự va chạm sẽ là không thể tránh khỏi nếu phía Trung Quốc chấp nhận bỏ qua Moskva và dựa vào một nguồn lực tài chính vững mạnh, và một thực tế đổ vỡ từ trong lòng EEU. Tuy nhiên, đây không phải là sự lựa chọn của Trung Quốc và nếu có ai đó chú ý đến một sự kiện hồi tháng 9/2013, trong một bài phát biểu tại một trường đại học ở Kazakhstan, lần đầu tiên ông Tập Cận Bình đã nhắc tới khái niệm "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa". Ông Tập nói: "Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác với Nga và các nước Trung Á, trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng một khu vực hòa hợp và thịnh vượng".
Quá trình hợp tác này đã từng rất phức tạp, trước hết liên quan tới chính các vấn đề nội tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã nhất quyết thực hiện kế hoạch của mình, trong khi Nga có những lúc sao nhãng mục tiêu của mình và chính "nhờ" thực tế rằng các mối quan hệ với phương Tây xấu đi, mà Moskva mới thực sự tăng cường hướng tới châu Á.
Có thể thấy rõ nội dung các văn bản được ký kết (giữa Nga và Trung Quốc trong dịp đầu tháng 5 vừa qua) là kết quả của những bộ óc năng động nhất, mà một trong những kết quả khả quan đạt được chính là việc Nga quyết định gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Việc Nga tham gia AIIB như một quốc gia thành viên sáng lập đã được Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov thông báo tại Diễn đàn Kinh tế châu Á Bác Ngao. Rõ ràng Nga sẽ không thể bỏ qua việc quan tâm tới các dự án lớn của Trung Quốc trong khuôn khổ Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa, khi xúc tiến các hoạt động nghiên cứu, phân tích và lựa chọn những dự án ưu tiên đầu tư với Trung Quốc, vốn do Ủy ban về các dự án ưu tiên đầu tư với Trung Quốc thực hiện.
Tuyên bố chung Nga-Trung do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết thậm chí còn có phần vượt quá phạm vi kết nối giữa EEU và Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa. Trong các văn kiện được ký giữa Nga và Trung Quốc lần này có thể tìm thấy các khái niệm về hợp tác phát triển khu vực Á-Âu, có tính đến lợi ích của các cường quốc lục địa, và trong đó cũng liệt kê các bước mà Nga và Trung Quốc có ý định thực hiện trong khuôn khổ các dự án hợp tác trong khu vực. Các văn kiện này đã liệt kê một danh sách rất cụ thể các bước thực hiện - bắt đầu từ việc thành lập các khu công nghiệp chung và khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, nhằm đảm bảo một môi trường thuận lợi nhất vì sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều quan trọng mà Moskva và Bắc Kinh thể hiện rõ trong các văn bản ký kết đó là duy trì đối thoại đa phương nhằm thực hiện phát triển khu vực Á-Âu (điều này vốn đã trở thành truyền thống trong “sân chơi” của SCO); cũng như duy trì các cơ chế song phương (có tính đến việc thành lập các nhóm công tác với sự tham gia của đại diện các bên liên quan, và hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Ngoại giao hai nước Nga và Trung Quốc). Nga và Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy đối thoại giữa các chuyên gia vì lợi ích của việc tạo ra một không gian kinh tế chung thống nhất. Và tất nhiên, điểm đầu tiên chính là tuyên bố hỗ trợ lẫn nhau: Nga ủng hộ Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa, và Trung Quốc không chỉ thông cảm với lợi ích của Nga, mà còn góp phần thúc đẩy sự hội nhập trong không gian hậu Xôviết, nhưng cũng cam kết sẽ tiến hành đàm phán với các nước trong EEU về hợp tác kinh tế-thương mại.
Tóm lại, Nga và Trung Quốc nhất trí trong không gian Á-Âu sẽ tạo điều kiện hết sức để thực hiện các ý tưởng về hợp tác phát triển Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á. Điều này là hết sức quan trọng không chỉ trong việc phát triển nền kinh tế khu vực, mà còn góp phần bảo đảm nền an ninh chung.
Igor Denisov
Igor Denisov, thành viên cao cấp Trung tâm Đông Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) của Trường Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) thuộc Bộ Ngoại giao Nga. Bài viết được đăng trên Lenta.ru
.Thúy Bình (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)
No comments:
Post a Comment