Tổng thống Philippine President Benigno Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) trong cuộc đàm phán song phương hôm 4/6.
Tuần này, tổng thống Philippines đã đến Nhật Bản, nơi ông phát biểu trước các cử tọa thân thiện về những khẳng định chủ quyền biển rộng lớn của Trung Quốc.
Căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang tăng thêm ở cả Manila lẫn Tokyo, nhưng không ảnh hưởng gì đến việc kéo chậm đà các nỗ lực của Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng biển Hoa Nam.
Mấy chục người biểu tình đã phất những biểu ngữ dưới trời nắng gắt bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở vùng trung tâm Manila hôm qua. Họ phản đối công trình lấp đất của Trung Quốc trên những hòn đảo bành trướng không ngừng mà Philippines đòi chủ quyền trong Biển Đông, mà Philippines gọi là biển Tây Philippines.
Giáo viên lịch sử Raymond Basilio cho biết tuần trước ông đã quyết định phản đối bằng cách ngưng không sử dụng sữa, đồ hộp và mì của Trung Quốc.
Ông nói: “Phần lớn các hàng hóa ở Philippines ngay lúc này đều sản xuất ở Trung Quốc, vì thế nếu người Philippines chúng ta bắt đầu tẩy chay thì có lẽ sẽ nói lên được điều gì đó.”
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn hàng thứ ba của Philippines. Nhưng Manila đang lâm vào một vụ tranh chấp ngoại giao gay gắt với Bắc Kinh về chủ quyền những bãi đá nhỏ bé thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bố vùng biển giàu tài nguyên và nhiều thuyền bè qua lại, và nói rằng họ có “chủ quyền không tranh cãi được” ở đó. Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có các khẳng định chủ quyền chồng chéo trong vùng biển này.
Philippines nhận chủ quyền 6 trong 7 bãi đá mà Trung Quốc đang xây dựng thành các đảo nhỏ bao phủ khoảng 800 hecta. Nhiều hòn đảo lớn đủ để cung cấp tiện nghi cho các tàu hải quân và làm sân bay quân sự.
Trong những tuần lễ vừa qua, các giới chức Hoa Kỳ đã gia tăng sự chống đối công khai đối với việc Trung Quốc lấn đất, và phái các máy bay trinh sát đến gần các hòn đảo nơi hải quân Trung Quốc đã nhấn mạnh họ phải rời đi.
Tại Philippines, có sự ủng hộ lớn dành cho việc chống đối Trung Quốc, nhưng một số người như Tổng thư kỳ Đảng Liên minh Mới Renato Reyes nói rằng Manila nên làm việc này chủ yếu không dựa vào sự trợ giúp của Hoa Kỳ.
Ông nói: “Người dân Philippines sẽ không cho phép xâm nhập vào lãnh hải của chúng ta, xâm nhập vào Đặc khu Kinh tế của chúng ta. Chúng ta sẽ không cho phép họ xua đuổi ngư dân của chúng ta, và chúng ta chống đối việc hung hăng lấn đất đang được tiến hành.”
Mưu tìm hậu thuẫn
Tranh thủ hậu thuẫn từ bên ngoài trong vụ tranh chấp biển nằm cao trong nghị trình của Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong một chuyến công du Nhật Bản tuần này. Sau cuộc hội kiến, Thủ tướng Shinzo Abe và ông Aquino đã đưa ra một thông cáo chung bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về việc lấn đất.
Vào đầu chuyến thăm, Tổng thống Aquino kêu gọi Hoa Kỳ đóng một vai trò lơn hơn trong việc bảo toàn vùng biển có tranh chấp. Sau đó trong một bài phát biểu trước quốc hội Nhật Bản, ông đã so sánh việc lấn đất với các hoạt động bành trướng của Đức trước Thế chiến thứ hai. Ông nêu câu hỏi liệu ngăn chặn Adolf Hitler vào lúc đó có giúp tránh được toàn bộ cuộc chiến tranh hay không.
Tôi hết sức kinh ngạc trước các nhận định phi lý và quá đáng của nhà lãnh đạo Philippines và bày tỏ sự bất mãn và cực lực chống đối của tôi. Xét lại các diễn biến của các vụ tranh chấp ở biển Hoa Nam cho chúng ta thấy rằng chính Philippines mới chiếm đóng bất hợp pháp một số hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) bằng vũ lực từ thập niên 1990.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Hôm qua, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã bày tỏ sự bất bình trước các nhận định đó.
Bà nói: “Tôi hết sức kinh ngạc trước các nhận định phi lý và quá đáng của nhà lãnh đạo Philippines và bày tỏ sự bất mãn và cực lực chống đối của tôi. Xét lại các diễn biến của các vụ tranh chấp ở biển Hoa Nam cho chúng ta thấy rằng chính Philippines mới chiếm đóng bất hợp pháp một số hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) bằng vũ lực từ thập niên 1990.”
Hôm nay, ông Aquino nói với các phóng viên làm việc ở Nhật Bản rằng Manila và Tokyo sẽ thiết lập một Thỏa thuận Lực lượng Viếng thăm, một sự bổ sung được hoan nghênh đối với một nước với ngân sách quân sự nằm trong số nhỏ nhất ở Đông Nam Á.
Chuyên gia về an ninh Rommel Banlaoi thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình, Bạo lực và Khủng bố Philippine nói củng cố quan hệ với Nhật Bản sẻ giúp đem lại cho Philippine một vài lợi thế trong việc đối phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên ông nói việc chống đối Trung Quốc cũng có điểm bất lợi: “Chính phủ hiện thời đang theo đuổi một chủ trương thân Mỹ quá đáng trong chính sách đối ngoại và an ninh. Vì thế chính phủ Philippines chấp nhận liên minh với Hoa Kỳ bất chấp mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hiện đang xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử hai nước.”
Manila đang theo đuổi một vụ kiện Bắc Kinh tại tòa án Trọng tài thường trực, nêu nghi vấn về điều họ gọi là “những khẳng định chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ việc trọng tài và không tham gia vụ kiện, theo dự kiến sẽ kết thúc vào đầu năm tới.
Simone Orendain
(VOA)
No comments:
Post a Comment