Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) hung hăng cảnh báo "chiến tranh là không tránh khỏi", nếu Mỹ đưa phương tiện quân sự đến gần các đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Mỹ sẵn sàng tấn công TQ, nên tìm bãi tập ném bom ở một hòn đảo nằm giữa Hawaii và Philippines trên Thái Bình Dương.
Theo báo Los Angeles Times, các quan chức Lầu Năm Góc đã đề nghị chính quyền quần đảo Bắc Mariana (CNMI) cho thuê đảo Pagan để diễn tập quân sự ít nhất 16 tuần một năm. Pagan là hòn đảo duy nhất trong khu vực có bãi biển đủ lớn để diễn tập.
Hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ cùng lực lượng quân sự khu vực Vành đai châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc có thể sẽ tham gia tập trận chung.
Vũ khí được trang bị bao gồm súng cá nhân, súng cối và máy bay ném bom B-52, với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, trực thăng và phản lực cơ.
Các cuộc tập trận này nằm trong chương trình quân sự "tái cân bằng" về Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trang web của Lầu Năm Góc nêu: đảo Pagan sẽ được sử dụng để tăng khả năng "tập trận chung bằng cách xây những khu huấn luyện và trường bắn bắn đạn thật".
Bộ Quốc phòng Mỹ nói Mỹ sẵn sàng tấn công TQ, do TQ đang đầu tư vào khả năng xâm chiếm từ tàu đổ bộ, nên Mỹ cần sẵn sàng đánh lại, nếu chiến tranh trở lại Thái Bình Dương.
Craig Whelden, chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với báo Los Angeles Times: đó là cơ hội huấn luyện "hoàn hảo". Ông thừa nhận vẻ đẹp tự nhiên cùng những chủng loài động vật - thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của đảo: "Chúng tôi sẽ bảo vệ đảo như đấy chính là đảo của chúng tôi".
Dấu tích máy bay Nhật thời Thế chiến 2 trên đảo Pagan |
Tuy nhiên, kế hoạch này bị phản đối kịch liệt từ cư dân CNMI. Dù hàng triệu USD từ việc cho thuê đảo có thể hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng ông Jerome Aldan, lãnh đạo CNMI cho biết các hoạt động quân sự sẽ biến Pagan thành hoang mạc.
Một bản kiến nghị trên Change.org yêu cầu quân đội chấm dứt kế hoạch tập trận, đã nhận được hơn 6.500 chữ ký.
Pagan trải dài 16 km, là một trong 15 đảo thuộc CNMI (tây Thái Bình Dương). Đảo là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Michael Hadfield (nhà sinh vật học tại Đại học Hawaii) cho biết Pagan được coi là “kho báu sinh học” vì có hệ sinh thái đa dạng nhất trong hệ thống chuỗi đảo.
Ông nói những đề xuất hoạt động quân sự chắc chắn gây hại cho Pagan, gây rối loạn cho vùng đất có giá trị về nộng nghiệp và môi trường, làm tăng nguy cơ cháy trong mùa khô, làm xói mòn và hủy diệt rạn san hô của đảo, và có thể tiêu diệt các loài đông - thực vật độc đáo của Pagan.
Ông cảnh báo: Thủy quân lục chiến Mỹ làm người ta tin đây là một vùng núi lửa, nhưng không phải thế. Đây là một vùng đặc biệt của thế giới".
Khoảng 300 cư dân Pagan đã được sơ tán khỏi hòn đảo khi núi lửa Mt.Pagan hoạt động năm 1981.
Tuy nhiên theo ông Hadfield, hơn 50 hộ gia đình vẫn xem Pagan là nhà và mong muốn quay lại đây.
Chương trình tập ném bom và bắn đạn thật không những giết chết giấc mơ tái định cư của họ, mà còn gây nguy hiểm với số người đang sinh sống trong các túp lều tạm bợ trên đảo Pagan.
Tuy nhiên, thỏa thuận sẽ được xem xét lại, xung quanh việc thu hẹp khu vực tập bắn, thả bom vào khu vực dung nham để giảm tác động đến đời sống hoang dã.
Báo cáo cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 7.2016. Nếu lãnh đạo CMI thông qua đề xuất của Mỹ, việc đánh bom Pagan chỉ có thể bắt đầu từ năm 2017.
Cho đến lúc đó, cư dân đảo sẽ tiếp tục phản đối và chờ đợi. Angelo Villagomez, một cư dân Saipan, nói với trang tin Huffington Post: "Nếu Mỹ muốn thả một cái gì đó lên Pagan, đó phải là đô la phục vụ cho khoa học và bảo tồn sinh thái”.
Năm ngoái, Saipan - hòn đảo lớn nhất và là thủ đô của CNMI thuộc lãnh thổ Mỹ - cũng được đề xuất trở thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm mở rộng tuyến phòng thủ trước năng lực hàng hải của TQ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Lê Nhi
(theo Huffington Post)
No comments: