Trong một phiên họp của Quốc hội Việt Nam vào đầu tháng 6/2015, một Đại biểu là Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đưa ra một nhận định cho rằng vì 'dân trí thấp', nên Việt Nam chưa nên có luật
'Trưng cầu dân ý'.
Đại biểu Hà Minh Huệ hôm 03/6 nói trước Quốc hội Việt Nam:
"Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu (dân ý) có khi gây hại, không thể tùy tiện."
Bình luận về quan điểm này, hôm Chủ nhật 07/6, nhà báo tự do Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình của Việt Nam, nguyên nhà báo thuộc ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV), đưa ra một so sánh với thời mà thân phụ của ông, Bác sỹ Trần Duy Hưng còn làm Thị trưởng Thành phố Hà Nội, hơn 60 năm về trước.
Ông Trần Tiến Đức nói:
Điều mà ông ấy nói dân chủ hạn chế thì đó là đúng. Thực chất ở Việt Nam chúng ta đều biết rằng dân chủ còn rất nhiều hạn chế. Nhưng mà gọi rằng dân trí thấp để mà hạn chế quyền dân chủ, thì (điều) đó tôi nghĩ rằng đó là một sự hồ đồ
Nhà báo tự do Trần Tiến Đức
"Lúc bấy giờ không ai dám nói, chê người dân là dốt nát đâu. Có (thể có) một số quan chức trong bụng người ta nghĩ thế, nhưng phát biểu công khai thì không ai dám miệt thị người dân, coi người dân là lạc hậu kém hiểu biết."
Khoảng cách
Nhà báo tự do nói thêm:
"Điều mà ông ấy nói dân chủ hạn chế thì đó là đúng.
"Thực chất ở Việt Nam chúng ta đều biết rằng dân chủ còn rất nhiều hạn chế.
"Nhưng mà gọi rằng dân trí thấp để mà hạn chế quyền dân chủ, thì (điều) đó tôi nghĩ rằng đó là một sự hồ đồ.
"Và ở bên này (Việt Nam), dư luận trong nhân dân, đặc biệt trong giới trí thức, đều nói rằng hiện này chính là có khoảng cách rất lớn giữa dân trí và quan trí.
"Dân trí đã phát triển rất nhiều, và có rất nhiều điều người ta (người dân) đã học hỏi được, đã tiếp thu được từ nền văn minh của thế giới và từ truyền thống của đất nước này," ông Trần Tiến Đức nói với BBC.
(BBC)
No comments: