Tưởng Hữu Bách, chắt nội của Tưởng Giới Thạch (trái) và Mao Tân Vũ, cháu nội của Mao Trạch Đông (phải) (ảnh chụp màn hình, New Tang Dynasty Television)
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giành chiến thắng trong cuộc nội chiến vào năm 1949. Nhưng ngày hôm nay, khi xét đến đấu trường về mức độ được ưa chuộng trên mạng, thì hậu duệ của Quốc Dân Đảng – kẻ thù của ĐCSTQ – lại đang thắng thế.
Trước khi những người cộng sản lên nắm quyền, thì nền thể chế Cộng hòa gần đây nhất của Trung Hoa được thống trị bởi 2 đảng phái đầy quyền lực: Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo, và Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Ông Tưởng và Quốc Dân Đảng xét trên bề mặt là cai trị Trung Quốc từ năm 1927, nhưng ông và binh lính đã chạy đến Đài Loan để trốn tránh chế độ cộng sản gần 20 năm sau đó. Khi Mao lên nắm quyền, ông ta đã đổi bức chân dung khổng lồ của Tưởng Giới Thạch ở Quảng trường Thiên An Môn, được treo vào năm 1945 để kỷ niệm ngày lực lượng do Quốc Dân Đảng lãnh đạo chiến thắng quân đội Nhật Bản, bằng một bức ảnh khác của chính Mao.
Hơn 60 năm sau, Tưởng Hữu Bách, 39 tuổi, đã mở một tài khoản cá nhân trên trang Sina Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc. Đó là một tấm hình chụp chính anh ta đang dựa lưng vào ghế và mặc áo thun màu đen sang trọng, và cánh tay thì đang đặt trên đôi chân của mình, với một cụm từ “Chào buổi sáng”. Và theo Đài truyền hình Trung ương Đài Loan, trang Weibo đó đã có hơn 40.000 lượt xem chỉ trong vòng 7 tiếng. Bốn ngày sau đó, vào ngày 12 tháng 5, đã có hơn 250.000 người theo dõi anh ấy.
Bức hình đầu tiên đăng lên Sina Weibo của anh Tưởng Hữu Bách (ảnh chụp màn hình Sina Weibo)
Cư dân mạng tại Trung Quốc đã ngất ngây với tấm hình đầu tiên mà Tưởng Hữu Bách đăng trên Weibo, và tại thời điểm viết bài này nó đã thu hút hơn 10.000 người bấm nút “thích” và 3.000 ý kiến chia sẻ như là: “Ôi! Đẹp trai quá, thần tượng của tôi ơi!”, “Người dân đại lục đã bị lừa dối; xin lỗi Ngài Tưởng Giới Thạch”, “Nhà họ Tưởng thừa hưởng cái gen rất quý”.
Nhiều cư dân mạng còn đùa rằng Tưởng Hữu Bách xuất hiện với một hình ảnh của một người đàn ông dáng cao, mảnh khảnh, đeo cặp kính gọng đen đầy chất trí thức cùng với một tấm bằng tốt nghiệp từ Đại học New York thì rất xứng với phong thái của nam tài tử trong những bộ phim Hàn Quốc đình đám, anh ấy đang diễn một vai “chiếm lại Trung Hoa lục địa bằng ngoại hình của mình”.
Nhưng không giống như ông cố nội của anh – một cựu lãnh đạo của Trung Quốc, hoặc ông nội Tưởng Kinh Quốc của anh – một cựu lãnh đạo của Đài Loan, Tưởng Hữu Bách không đi theo con đường chính trị. Trên thực tế, dù là Giám Đốc Điều Hành của công ty thiết kế DEM Inc., có trụ sở tại Đài Loan, nhưng anh vẫn thừa nhận và chấp nhận những quan điểm tiêu cực của dư luận khi nhắm vào gia phả nổi tiếng của anh.
Đối với các quan điểm phổ biến khi cho rằng Tưởng Giới Thạch là một kẻ độc ác đã sát hại rất nhiều người, cả trước và sau khi tiếp quản Đài Loan, Tưởng Hữu Bách phát biểu rằng: “Mặc dù ông cố nội của tôi đã không đích thân bóp cò súng, nhưng tại thời điểm đó, ông là người đại diện chính phủ đứng đằng sau tất cả những việc giết người đó”.
Và trong một cuộc phỏng vấn trên một tạp chí vào tháng 5 năm 2007, anh đã trả lời các câu hỏi tương tự bằng cách nói: “Gia đình tôi đã bức hại nhiều người dân Đài Loan”, đề cập đến giai đoạn chính phủ Quốc Dân Đảng tuyên bố áp đặt thiết quân luật ngay sau khi sơ tán khỏi Trung Quốc để trốn tránh chế độ cộng sản.
Cuối cùng, Tưởng Hữu Bách đã khuyến khích hạn chế sử dụng “khuynh hướng của Tưởng gia” cho nền chính trị Đài Loan. Các chính trị gia của cả 2 liên minh lớn thường viện dẫn những tư tưởng của Tưởng gia để nâng cao lợi thế chính trị của họ, nhưng hậu duệ của Tưởng gia lại cho rằng điều này thì đang “làm phiền” gia đình của anh ấy và đang “gây tổn hại cho Đài Loan”.
Trong khi ca ngợi diện mạo mới của chàng trai trẻ Tưởng Hữu Bách, nhiều người sử dụng trang Weibo đã đưa ra những lời châm biếm khi so sánh với “bản đối chiếu” không cân sức của anh ấy – Mao Tân Vũ, cháu nội của Mao Trạch Đông, với quân hàm Thiếu tướng đang làm việc trong Quân đội Giải phóng Nhân dân. Hiện nay anh chàng này vẫn đang quyết liệt bảo vệ uy danh của ông nội mình.
Mao Tân Vũ, cháu nội của lãnh đạo Mao Trạch Đông, ảnh chụp ngày 5 tháng 3 năm 2010 (Goh Chai Hin/AFP/Getty Images)
Mao Trạch Đông không phải là một “người bình thường”. Lời nhận xét này nằm trong bài cảm nhận của Mao Tân Vũ khi anh thành kính tưởng nhớ về ông nội của mình: “Đến phút cuối trước khi qua đời, ông nội tôi vẫn đọc…Đa số mọi người sẽ nằm bất động”, Mao Tân Vũ cho biết.
Mao Tân Vũ, 45 tuổi, là một sĩ quan cấp tướng trẻ nhất trong lịch sử quân đội Trung Quốc. Được cái là anh rất thật thà khi thừa nhận với trang NetEase – cổng thông tin của Trung Quốc – rằng cái tên của mình cũng là một yếu tố quyết định cho vị trí của anh hiện giờ. Anh đang nghiên cứu “tư tưởng Mao Trạch Đông” tại Học viện Khoa học Quân sự thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và thúc đẩy việc áp dụng những lời giáo huấn của Mao Trạch Đông vào nền kinh tế, chiến tranh trên mạng nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Sau một quá trình liên tục nghiên cứu, Mao Tân Vũ đã mạnh dạn tuyên bố rằng Đệ Bát Binh đoàn Trung Cộng, Phong Trào Ngũ Tứ và nhiều quân đội địa phương dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã hình thành nên một lực lượng vũ trang tiêu diệt 1,5 triệu quân xâm lược Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, dựa theo số liệu chính thức của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc thì trong các cuộc xung đột, tổng số binh sĩ người Nhật bị giết không thể vượt quá 50% của con số 1,5 triệu này. Và hầu hết số binh lính Nhật bị giết đó, trong bất kỳ trường hợp nào, thì cũng là được thực hiện bởi lực lượng Quốc Dân Đảng.
Mao Tân Vũ đã bị cư dân mạng của Trung Quốc nhạo báng và chửi bới liên tục vì anh luôn ăn to nói lớn trong việc nâng cao quan điểm của một trí thức lỗi thời. Họ chế giễu sự thăng tiến nhanh chóng của anh trong quân đội, phê phán việc tôn thờ ông nội của mình – một vị anh hùng vô liêm sỉ, và cái bụng bự đã làm cho mọi người nhìn Mao Tân Vũ to béo hơn trong bộ quân phục chật ních màu xanh ôliu. Thậm chí, trong một bài viết năm 2013, trang tin tức trực tuyến Global Post có trụ sở tại Mỹ, đã ám chí rằng Mao Tân Vũ là “người đàn ông bị chế giễu nhiều nhất tại Trung Quốc”.
Jenni Li, Epoch Times và Larry Ong, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)
No comments: