vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Trung Quốc: Đảng Cộng Sản lo lắng các quan chức trở nên có tín ngưỡng

Dàn đồng ca Công giáo tại một nhà thờ ở Bắc Kinh, ngày 30/3/2013 (Ảnh: Agence France-Presse/Getty Images)
Dàn đồng ca Công giáo tại một nhà thờ ở Bắc Kinh, ngày 30/3/2013 (Ảnh: Agence France-Presse/Getty Images)

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc theo chủ nghĩa vô thần, nhưng luôn duy trì 5 tôn giáo mà nhà nước cho phép và dùng điều này để củng cố quyền lực của Đảng đối với người dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhắc lại điều này trong cuộc họp chính trị ngày 21 tháng 5, ông nói thay vào đó tôn giáo phải được sử dụng để dẫn dắt con tim và khối óc của công chúng ủng hộ học thuyết của Đảng.

 Tuy nhiên, một mối quan ngại lớn trong những năm gần đây là sự gia tăng tín ngưỡng trong chính các quan chức của Đảng. Tuy Đảng có thể chấp nhận sự tồn tại của các tôn giáo, nhưng chính các quan chức của Đảng lại bị cấm tin vào các tôn giáo này.

Tội phạm kinh tế chiếm phần lớn trong tội “vi phạm kỷ luật“ đang áp dụng rộng rãi cho những quan chức Trung Quốc – những người đang phải đối mặt với việc điều tra và bị phế truất khỏi chức vụ. Nhưng “mê tín” cũng được dùng làm cơ sở cho việc kết tội trong chiến dịch làm trong sạch hàng ngũ của Đảng.

Các nhà sư tụng kinh tại chùa Linh Ẩn (Ảnh: Wang Zhang)
                                   Các nhà sư tụng kinh tại chùa Linh Ẩn (Ảnh: Wang Zhang)

Niềm tin từ cấp cơ sở

Ngày 21/05 chính quyền thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang đã báo cáo những phát hiện mới đây của đoàn thanh tra Đảng tại địa phương. Báo cáo đề cập đến một loạt những nỗ lực mới nhằm nhận diện vấn đề của những quan chức cấp thấp đang có niềm tin vào tôn giáo hay những quan chức đã mất niềm tin vào Đảng, ý thức về “Đảng tính”, hay phẩm chất một Đảng viên.

Tỉnh Chiết Giang, nằm trên bờ biến phía đông nam của Trung Quốc, có số lượng lớn người theo theo đạo Cơ Đốc và có biệt danh là “Jerrusalem của Trung Quốc”. Đầu năm nay, chính quyền Cộng sản đã gỡ bỏ các cây thánh giá của khoảng 400 nhà thờ để vùng này trông bớt tính chất tôn giáo.

           Cây thập giá bị gỡ bỏ khỏi một nhà thờ ở Chiết Giang ngày 29/12/2014 (Ảnh: China Aid)

Tháng Chín năm ngoái, một nhóm được cơ quan Trung ương Đảng phụ trách về thanh tra kỷ luật và chống tham nhũng cử đến tỉnh Chiết Giang đã hoàn thành nhiệm vụ 2 tháng của họ, trang web mới Guncha Net có trụ sở ở Thượng Hải đưa tin ngày 22/05. Về vấn đề niềm tin vào tôn giáo của các quan chức ở địa phương, rõ ràng là phổ biến đến mức một số quan chức thậm chí còn tham gia vào hoạt động của các nhóm tôn giáo. Đội tranh tra đề xuất rằng các quan chức của Đảng cần được thấm nhuần hơn nữa tư tưởng cộng sản, đặc biệt ở cấp địa phương, nhằm bảo vệ “bản chất tiên tiến và sự trong sạch” của Đảng.

Theo ông Hạ Minh giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại Học thành phố New York, những nỗ lực của Đảng để trừ tận gốc đức tin khó mà thành công được, vì đơn giản là nó chỉ biến các quan chức trở thành những người tín ngưỡng trong vòng bí mật, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin.

“Nhiều quan chức cấp cao và người thân của họ trên thực tế là các tín độ Phật giáo hoặc Cơ Đốc giáo, nhưng họ biết cách giả vờ (nhằm che giấu đức tin của họ trước công chúng). Nói tóm lại, một loạt các cuộc điều tra mới này không thể đạt được điều gì, nó chỉ cho thấy rằng Đảng Cộng Sản đang mất dần sự kiểm soát về tinh thần đối với nhân dân,” ông Hạ nói với RFA.

Uyghur men walk in front of the Id Kah Mosque, China's largest mosque, on July 31, 2014 in Kashgar, Xinjiang Uyghur Autonomous Region, China. (Getty Images/Getty Images)
Những người đàn ông Ngô Duy Nhĩ đi bộ trước cửa nhà thờ Hồi giáo Id Kah, nhà thờ Hồi Giáo lớn nhất ở Trung Quốc, ngày 31/07/2014 tại Kashga, Khu Tự trị Tân Cương của người Ngô Duy Nhĩ, Trung Quốc .( Ảnh: Getty Images/Getty Images)

Vì sao Đảng Cộng Sản lại sợ tôn giáo?

Theo một trang web của nhà nước Trung Quốc, thì “một số lãnh đạo Đảng… rất thành tín thờ cúng Thần và Phật, dẫn đầu cái gọi là mê tín phong kiến. Xu hướng này nếu không dừng lại sẽ có hậu quả nghiêm trọng, làm mê mờ tâm trí các quan chức của Đảng và sụp đổ tổ chức Đảng”

Tảm Ái Tông, một nhà văn tự do theo đạo Cơ Đốc, một người dùng blog và tiểu blog tích cực ở Trung Quốc, nói với RFA rằng những nhận định của Tổng Bí thư Tập Cận bình là nhằm cách ly các tôn giáo phương Tây và Trung Quốc ra khỏi nền tảng tâm linh phổ quát của chúng, và để củng cố vai trò của Đảng là người quản giữ tất cả mọi thứ thuộc về Trung Quốc.

“Thực tế là không có biên giới quốc gia trong các tôn giáo. Dù là Cơ Đốc giáo hay Phật Giáo, những tôn giáo này đều tồn tại cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc,” ông Tảm nói. “Đảng Cộng Sản với niềm tin vô thần thì có thể đóng vai trò gì? Chính phủ Trung Quốc chỉ nên lo chuyện của chính phủ và bảo vệ tự do tín ngưỡng như trong hiến pháp đã quy định,” ông nói tiếp.

Ông Bob Phó, chủ tịch của Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc, một mạng lưới nhân quyền cho người Cơ Đốc, nói rằng yêu cầu của Đảng về việc các tôn giáo duy trì lòng trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản làm suy yếu các nguyên tắc tự do tôn giáo, RFA đưa tin.

“Bất kỳ một nhóm tôn giáo hay nhóm xã hội nào mà không hoàn toàn chịu sự kiểm soát, chỉ đạo và thao túng của Đảng đều được coi là mối đe dọa cho sự ổn định của Đảng và xã hội. Bất kỳ một nhóm nào như vậy có thể trở thành sự thách thức đối với hệ thống độc tài của Đảng”, ông Phó nói. “Tôi nghĩ rằng thái độ của Đảng Cộng sản đối với tôn giáo phản ánh sự bất an của chính họ về khả năng thống trị của Đảng.”

Leo Timm & Frank Fang, Đại Kỷ Nguyên Tiếng Anh

Thuần Thanh biên dịch

No comments:

Sâu Ciu Blog