vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Người phát ngôn nói về va chạm Mỹ-Trung trên Biển Đông

Trước việc CNN công bố video các máy bay Mỹ bị tàu hải quân Trung Quốc đuổi trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Ông Lê Hải Bình cho biết Việt Nam yêu cầu cứu chữa ngay lập tức bằng mọi giá cho 2 người bị thương và sớm điều tra vụ việc
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về việc tàu Trung Quốc nhiều lần đuổi máy bay Mỹ trên Biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21-5, trả lời câu hỏi về việc sáng cùng ngày, kênh truyền hình CNN công bố video của Mỹ về việc các máy bay Mỹ bị tàu hải quân Trung Quốc đuổi nhiều lần trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ khu vực Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đồng thời cũng là hành lanh hàng không quốc tế rất quan trọng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định hàng hải, hàng không ở Biển Đông là nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. "Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông, đồng thời tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật biển, không làm phức tạp thêm tình hình" - ông Lê Hải Bình nói..

Hai phi công điều khiển chiếc P-8 của Mỹ tuần tra trên Biển Đông
        Hai phi công điều khiển chiếc P-8 của Mỹ tuần tra trên Biển Đông - Ảnh cắt từ video của CNN

Trước đó, ngày 20-4, khi đi cùng các phi công Mỹ trên chiếc máy bay trinh sát hiện đại P-8 Poseidon bay trên Biển Đông, phóng viên CNN đã chứng kiến hải quân Trung Quốc 8 lần phát tín hiệu cảnh báo và "xua đuổi" máy bay Mỹ ra khỏi vùng trời quanh những hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo đó, khi chiếc máy bay trinh sát săn ngầm P-8 bay tới gần hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam, lập tức tín hiệu cảnh báo trên radio vang lên: “Máy bay nước ngoài, các bạn đang tiến vào vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Đây là hải quân Trung Quốc. Hãy rời đi để tránh hiểu nhầm”.

Các hình ảnh từ CNN cho thấy Trung Quốc đang ráo riết xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: Các cơ sở quân sự và đường băng đang được Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo
Các hình ảnh từ CNN cho thấy Trung Quốc đang ráo riết xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: Các cơ sở quân sự và đường băng đang được Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo

Cũng tại cuộ chọp báo chiều 21-5, các nội dung khác liên quan đến vấn đề Biển Đông tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều phóng viên. Trước câu hỏi về biện pháp bảo hộ công dân trước việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông vừa qua, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không tách rời của Việt Nam và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ bao đời nay.

“Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác thủy hải sản của ngư dân Việt Nam tại các vùng biển biển Việt Nam để kịp thời xử lý những vụ việc phát sinh trên biển” - ông Bình khẳng định.

Trước đó ngay sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm này, Người Phát ngôn Lê Hải Bình đã khẳng định: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này. Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.

Lệnh cấm đánh bắt cá do chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, ban hành cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12 giờ ngày 16-5-2015 đến 12 giờ ngày 1-8-2015 trong phạm vi vùng biển từ 12o vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ).

Về việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tuần tra và tàu du lịch trái phép ra Hoàng Sa, Người Phát ngôn nhấn mạnh: “Như chúng tôi nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có có sự chấp thuận của Việt Nam là vô giá trị và bất hợp pháp”.

Đề cập đến hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đã đưa trở lại Biển Đông gần đây, ông Bình cho biết hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi sát sao hoạt động của các bên ở Biển Đông, trong đó có hoạt động của giàn khoan này.

Trước câu hỏi về việc một nhà máy đóng tàu thông báo hoàn tất 2 tàu khu trục cho hải quân Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định :"Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ và vì mục đích hòa bình. Việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng là việc làm bình thường để bảo vệ đất nước".

D.Ngọc

(Người Lao Động)

No comments:

Sâu Ciu Blog