Dự án thi công xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành (xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) bỗng trở nên "nóng" bởi thông tin có người nhặt được cả cục vàng "lộ thiên" trong quá trình nạo vét mặt bằng. Người dân đổ xô đi mót vàng, giới "xã hội đen" xuất hiện hăm dọa, ngăn chặn... khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc.
Cả xóm đi mót vàng
Nhiều tháng qua, hàng ngàn hộ dân xã miền núi Tiến Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) xôn xao vì "bỗng nhiên" xuất hiện mỏ vàng lộ thiên tại công trường xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành. Rất nhiều người đã bỏ việc nhà đi "mót" vàng từ những đống đất đá do đơn vị thi công móc ủi mặt bằng để thi công công trình.
Địa điểm xây dựng hồ thủy lợi nằm ở cuối xã Tiến Sơn. Sau khi hoàn thành, hồ thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 120ha đất lúa trên địa bàn xã Tiến Sơn và các xã lân cận. Hơn 40 hộ dân thuộc xóm Ngành phải di dời để nhường đất cho dự án và tái định cư tại chỗ. Dự án đang triển khai bình thường thì người dân địa phương truyền tai nhau thông tin: Hai đơn vị trúng thầu thực hiện thi công (san lấp, múc ủi mặt bằng và thi công đập tràn, đường tràn qua hồ) đã đưa thiết bị đào, đãi vàng xuống khu vực san ủi để khai thác vàng.
Thấy vậy, nhiều người dân địa phương đã tự phát đi đãi mót vàng và thực tế, nhiều người nhặt được vàng cám bám trên những cục đá hay đãi vảy vàng từ đất, đem "bán non" cho các chủ tiệm vàng ngoài thị trấn được hàng chục triệu đồng. Lập tức, "cơn sốt" mót vàng lan nhanh, hàng trăm người dân bỏ bê công việc thường nhật, không đi làm thuê, làm mướn… ở nhà để đi mót nhặt.
"Nhiều người đã nhặt được cả cục đá có nhiều vảy vàng lẫn trong đó. Có cả những người đứng ra thu gom, về tận xóm để mua tại chỗ những vảy vàng mà dân mót được" - chị T. - một người dân thuộc diện tái định cư nằm trong lòng hồ thủy lợi cho biết và bật mí thêm: "Nhà tôi là một trong số những hộ dân cuối cùng chưa di dời vì chưa thống nhất được giá đền bù. Ngoài đất ở, đất đồi, nhà tôi có rất nhiều diện tích đất trồng lúa cũng bị thu hồi. Toàn bộ khu vực này đều có vàng".
"Sức nóng" của "cơn sốt" mót vàng gia tăng khi đơn vị thi công đã "quây kín" cả quả đồi đất ở xóm Ngành, ngăn không cho người dân vào. Thậm chí, lối mòn ngày trước cả xóm hay đưa trâu bò lên chăn thả trên đồi cũng bị đơn vị này đưa một hòn đá tảng về bít lối.
"Họ càng bí mật thì người dân càng tò mò. Sau khi có người bán được cục đá có vàng trong đó với giá cả chục triệu đồng, rồi họ nghiền đá được 4-5 chỉ vàng, lượng người đi mót vàng càng gia tăng" - anh Trà, người dân xóm Ngành kể.
Ban đầu, những người mót vàng chỉ "mon men" dùng búa, cuốc, xẻng… đập những viên đá rơi hai bên đường để tìm vàng, nhưng sau đó, người ta đi xúc đất đá từ khu vực thi công hồ thủy lợi mang về tích ở sân nhà, tự đào đãi. Giờ, hầu như nhà dân nào trong xóm Ngành cũng tích trữ một đống đá trong sân nhà mà họ nghi là có vàng. Những người đi "mót" vàng bằng dụng cụ thủ công, một buổi sáng loay hoay tìm kiếm những viên đá có màu sắc lạ (như màu đỏ gan gà, có nhiều vết nứt thành rãnh trong lõi viên đá) săm soi để tìm những vảy vàng…
Nhiều tháng qua, hàng ngàn hộ dân xã miền núi Tiến Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) xôn xao vì "bỗng nhiên" xuất hiện mỏ vàng lộ thiên tại công trường xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành. Rất nhiều người đã bỏ việc nhà đi "mót" vàng từ những đống đất đá do đơn vị thi công móc ủi mặt bằng để thi công công trình.
Địa điểm xây dựng hồ thủy lợi nằm ở cuối xã Tiến Sơn. Sau khi hoàn thành, hồ thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 120ha đất lúa trên địa bàn xã Tiến Sơn và các xã lân cận. Hơn 40 hộ dân thuộc xóm Ngành phải di dời để nhường đất cho dự án và tái định cư tại chỗ. Dự án đang triển khai bình thường thì người dân địa phương truyền tai nhau thông tin: Hai đơn vị trúng thầu thực hiện thi công (san lấp, múc ủi mặt bằng và thi công đập tràn, đường tràn qua hồ) đã đưa thiết bị đào, đãi vàng xuống khu vực san ủi để khai thác vàng.
Thấy vậy, nhiều người dân địa phương đã tự phát đi đãi mót vàng và thực tế, nhiều người nhặt được vàng cám bám trên những cục đá hay đãi vảy vàng từ đất, đem "bán non" cho các chủ tiệm vàng ngoài thị trấn được hàng chục triệu đồng. Lập tức, "cơn sốt" mót vàng lan nhanh, hàng trăm người dân bỏ bê công việc thường nhật, không đi làm thuê, làm mướn… ở nhà để đi mót nhặt.
"Nhiều người đã nhặt được cả cục đá có nhiều vảy vàng lẫn trong đó. Có cả những người đứng ra thu gom, về tận xóm để mua tại chỗ những vảy vàng mà dân mót được" - chị T. - một người dân thuộc diện tái định cư nằm trong lòng hồ thủy lợi cho biết và bật mí thêm: "Nhà tôi là một trong số những hộ dân cuối cùng chưa di dời vì chưa thống nhất được giá đền bù. Ngoài đất ở, đất đồi, nhà tôi có rất nhiều diện tích đất trồng lúa cũng bị thu hồi. Toàn bộ khu vực này đều có vàng".
"Sức nóng" của "cơn sốt" mót vàng gia tăng khi đơn vị thi công đã "quây kín" cả quả đồi đất ở xóm Ngành, ngăn không cho người dân vào. Thậm chí, lối mòn ngày trước cả xóm hay đưa trâu bò lên chăn thả trên đồi cũng bị đơn vị này đưa một hòn đá tảng về bít lối.
"Họ càng bí mật thì người dân càng tò mò. Sau khi có người bán được cục đá có vàng trong đó với giá cả chục triệu đồng, rồi họ nghiền đá được 4-5 chỉ vàng, lượng người đi mót vàng càng gia tăng" - anh Trà, người dân xóm Ngành kể.
Ban đầu, những người mót vàng chỉ "mon men" dùng búa, cuốc, xẻng… đập những viên đá rơi hai bên đường để tìm vàng, nhưng sau đó, người ta đi xúc đất đá từ khu vực thi công hồ thủy lợi mang về tích ở sân nhà, tự đào đãi. Giờ, hầu như nhà dân nào trong xóm Ngành cũng tích trữ một đống đá trong sân nhà mà họ nghi là có vàng. Những người đi "mót" vàng bằng dụng cụ thủ công, một buổi sáng loay hoay tìm kiếm những viên đá có màu sắc lạ (như màu đỏ gan gà, có nhiều vết nứt thành rãnh trong lõi viên đá) săm soi để tìm những vảy vàng…
Công trường được cho là có mỏ vàng đang làm "nóng" cả xã Tiến Sơn
Huy động Công an Huyện về dẹp "xã hội đen"
"Cơn sốt" mót vàng đã vượt qua địa bàn xóm Ngành, xã Tiến Sơn, lan nhanh như một "cơn dịch". Không biết từ đâu, nhiều người lạ mặt, xăm trổ… đã xuất hiện ở xóm Ngành, hăm dọa, ngăn cản… không cho người dân vào mót vàng. Sự việc trở nên nghiêm trọng đến mức, chính quyền xã Tiến Sơn đã phải báo cáo lên huyện để có phương án giữ ổn định trật tự khu vực.
"Công an huyện Lương Sơn đã điều động lực lượng về tận xóm Ngành để dẹp những vụ việc lộn xộn, gây hấn giữa người dân và những người lạ mặt ngăn cản dân mót vàng xảy ra, đồng thời giải thích, tuyên truyền để người dân không vào mót vàng làm mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến tiến độ dự án xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành. Chúng tôi cũng bắt giữ được hơn chục người xăm trổ không phải là dân địa phương mang dao kiếm đến uy hiếp người dân để lấy đất đá đãi vàng. Tang vật thu giữ gồm dao kiếm các loại, chúng tôi đã bàn giao cho Công an huyện lập hồ sơ xử lý" - Trưởng Công an xã Tiến Sơn, ông Nguyễn Văn Ăm cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Tề - Phó chủ tịch UBND huyện Lương Sơn xác nhận, có tình trạng mất ổn định, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại xã Tiến Sơn khi có nhiều đối tượng lạ tìm về khu vực được cho rằng có nhiều người nhặt được vàng. "UBND huyện Lương Sơn đã thành lập đoàn kiểm tra, chính bản thân tôi cũng nhiều lần trực tiếp xuống địa điểm xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành. Chúng tôi cũng điều động Công an huyện xuống chốt giữ tại địa bàn cả chục ngày trời để giữ an ninh trật tự" - Phó Chủ tịch huyện Lương Sơn cho biết.
Chủ tịch xã Tiến Sơn, ông Nguyễn Xuân Thạch thông tin: "Việc người dân tự phát đào mót vàng xảy ra trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, tình hình "nóng" nhất vào khoảng tháng 5/2013, chính quyền xã rất vất vả để không xảy ra sự việc nghiêm trọng. Tiến Sơn là xã 100% làm nông nghiệp, trồng rừng, không có nghề phụ. Sản xuất nông nghiệp cũng lệ thuộc vào nước tự nhiên, vì trong vùng chỉ có duy nhất con suối Ngành. Dự án hồ thủy lợi xóm Ngành là mong đợi của hàng ngàn người dân từ nhiều năm nay để ổn định tưới tiêu nước nông nghiệp, chính vì thế, "cơn sốt vàng" đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công công trình".
"Cơn sốt" mót vàng đã vượt qua địa bàn xóm Ngành, xã Tiến Sơn, lan nhanh như một "cơn dịch". Không biết từ đâu, nhiều người lạ mặt, xăm trổ… đã xuất hiện ở xóm Ngành, hăm dọa, ngăn cản… không cho người dân vào mót vàng. Sự việc trở nên nghiêm trọng đến mức, chính quyền xã Tiến Sơn đã phải báo cáo lên huyện để có phương án giữ ổn định trật tự khu vực.
"Công an huyện Lương Sơn đã điều động lực lượng về tận xóm Ngành để dẹp những vụ việc lộn xộn, gây hấn giữa người dân và những người lạ mặt ngăn cản dân mót vàng xảy ra, đồng thời giải thích, tuyên truyền để người dân không vào mót vàng làm mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến tiến độ dự án xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành. Chúng tôi cũng bắt giữ được hơn chục người xăm trổ không phải là dân địa phương mang dao kiếm đến uy hiếp người dân để lấy đất đá đãi vàng. Tang vật thu giữ gồm dao kiếm các loại, chúng tôi đã bàn giao cho Công an huyện lập hồ sơ xử lý" - Trưởng Công an xã Tiến Sơn, ông Nguyễn Văn Ăm cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Tề - Phó chủ tịch UBND huyện Lương Sơn xác nhận, có tình trạng mất ổn định, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại xã Tiến Sơn khi có nhiều đối tượng lạ tìm về khu vực được cho rằng có nhiều người nhặt được vàng. "UBND huyện Lương Sơn đã thành lập đoàn kiểm tra, chính bản thân tôi cũng nhiều lần trực tiếp xuống địa điểm xây dựng hồ thủy lợi xóm Ngành. Chúng tôi cũng điều động Công an huyện xuống chốt giữ tại địa bàn cả chục ngày trời để giữ an ninh trật tự" - Phó Chủ tịch huyện Lương Sơn cho biết.
Chủ tịch xã Tiến Sơn, ông Nguyễn Xuân Thạch thông tin: "Việc người dân tự phát đào mót vàng xảy ra trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, tình hình "nóng" nhất vào khoảng tháng 5/2013, chính quyền xã rất vất vả để không xảy ra sự việc nghiêm trọng. Tiến Sơn là xã 100% làm nông nghiệp, trồng rừng, không có nghề phụ. Sản xuất nông nghiệp cũng lệ thuộc vào nước tự nhiên, vì trong vùng chỉ có duy nhất con suối Ngành. Dự án hồ thủy lợi xóm Ngành là mong đợi của hàng ngàn người dân từ nhiều năm nay để ổn định tưới tiêu nước nông nghiệp, chính vì thế, "cơn sốt vàng" đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công công trình".
Không ai biết trữ lượng mỏ vàng ở xóm Ngành thực sự như thế nào, nhưng việc người dân nhặt được vàng là có thật. Gia đình ông Nguyễn Văn N. xóm Ngành nhặt đãi trong vườn nhà cũng được nửa chai lavie vàng cám; ông V. nhặt được viên đá bán được cả chục triệu đồng, người mua nghiền nửa viên đã được nửa cây vàng" - Trưởng thôn tên Thỏa kể. |
No comments: