Bên cạnh lễ vinh danh dân ca ví, giặm là di sản thế giới (tổ chức tối 31.1 tại Vinh, Nghệ An), vẫn còn có nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân gắn bó với những khúc hát ví, giặm cảm thấy tủi thân, chạnh lòng vì bị lãng quên.
Chạnh lòng người nghệ sĩ
Khi nói đến dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, thì phải nói đến nhạc sĩ Lê Hàm, PGS Ninh Viết Giao, nhạc sĩ Thành Lưu, nhạc sĩ Văn Thế, nhạc sĩ Phan Thành… Đây là những con người đã dày công nghiên cứu, bỏ biết bao công sức mồ hồi để sưu tầm, sáng tác và lưu truyền dân ca ví, giặm đến với công chúng. Bên cạnh đó còn có những ca sĩ như Lê Thanh, Sông Thao, Đình Bảo… (nay là nghệ sĩ ưu tú) là những người hát dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đầu tiên đến với nhân dân… Tiếp đến là những ca sĩ lớp kế cận như Ngọc Hà, Hồng Lựu, Bích Ngọc, Tiến Dũng…. đã thanh danh nhờ dân ca ví, giặm được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao.
Nhạc sĩ Lê Hàm – người dày công nghiên cứu dân ca ví, giặm từ những năm 1970.
Thế nhưng tại buổi tổ chức lễ vinh danh dân ca ví, giặm được tổ chức rất hoành tráng ngày 31.1 vừa qua, những nghệ sĩ ưu tú như Ngọc Hà, Bích Ngọc… và các nhạc sĩ gạo cội như Lê Hàm, Song Thao… đều rất buồn, thậm chí bất bình vì ban tổ chức buổi lễ vinh danh đã “lãng quên” họ. Các nghệ sĩ, ca sĩ, nghệ nhân gắn liền với khúc hát dân ca ví, giặm từ những ngày mới vào nghề được công chúng và giới chuyên môn công nhận ấy, tiếc là không được mời tham gia biểu diễn chương trình; hơn nữa họ còn rất thất vọng khi chỉ một giấy mời xem chương trình thôi mà Ban tổ chức cũng không nhớ đến họ.
Nghệ sĩ ưu tú Phan Thị Ngọc Hà buồn bã cho biết: “Tôi là một ca sĩ, nghệ sĩ tham gia thể hiện những điệu hò, điệu hát ví, giặm ngay từ những ngày đầu tiên bước vào nghề. Sau một thời gian gắn bó với dân ca ví, giặm tôi được công chúng và các ban, ngành công nhận… Những ngày nay tôi rất buồn và tủi lắm, đi đến đâu ai cũng hỏi vì sao mình không được mời tham gia chương trình quan trọng này…”.
Khi trao đổi vấn đề này với ông Phạm Tiến Dũng – Phó Giám đốc Sở VHTTDL Nghệ An, ông Dũng cho biết: “Bản thân tôi cũng cảm thấy chạnh lòng cho các nghệ sĩ. Tuy nhiên, vấn đề không mời 2 nghệ sĩ Ngọc Hà và Bích Ngọc tham gia là chuyện của anh Vũ Hải (nhà biên kịch và đạo diễn chương trình). Tôi rất tiếc cho 2 nghệ sĩ Bích Ngọc và Ngọc Hà vì không được tham gia chương trình quan trọng đó… Đúng là đã có thiếu sót về vấn đề này”.
Nỗi buồn bằng khen
Quan điểm
Bộ trao bằng khen”.Nhạc sĩ Lê Hàm
Tôi là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ở Nghệ An cùng PGS Ninh Viết Giao đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, cống hiến cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh… Thế nhưng chúng tôi thì được tỉnh Nghệ An trao bằng khen, còn những người chỉ có xây dựng hồ sơ, tổ chức hội thảo lại được
Sáng 31.1, UBND 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức lễ vinh danh những nhạc sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân và những người có công đóng góp để Tổ chức UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, ngay tại buổi lễ vinh danh này những nhạc sĩ, nghệ nhân như Lê Hàm, Thành Lưu, Văn Thế, Lệ Thanh, Sông Thao, Đình Bảo… chỉ được UBND tỉnh Nghệ An trao tặng bằng khen vì có những đóng góp quan trọng đối với dân ca ví, giặm trong suốt chiều dài hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật này. Trong khi đó, điều khiến các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân bức xúc là ngay tại buổi vinh danh, hơn 10 cán bộ công chức thuộc Sở VHTTDL Nghệ An như ông Phạm Tiến Dũng (Phó Giám đốc Sở), bà Nguyễn Thị Thanh Hương (Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính), bà Đậu Thị Nụ (Phòng Quản lý di sản), bà Phan Thị Bích Hậu (Chánh văn phòng)… chỉ là những người tham gia xây dựng hồ sơ, tổ chức đánh giá sưu tầm, tổ chức hội thảo… thì lại được Bộ VHTTDL trao bằng khen.Trao đổi với nhạc sĩ Lê Hàm- người nhạc sĩ đã gắn bó hơn 60 năm với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong vai trò người sưu tầm, sáng tác, ông tỏ ra bức xúc: “Tôi là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ở Nghệ An cùng PGS Ninh Viết Giao đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, cống hiến cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh…
Thế nhưng chúng tôi thì được tỉnh Nghệ An trao bằng khen, còn những người chỉ có xây dựng hồ sơ, tổ chức hội thảo lại được Bộ trao bằng khen. Tôi cảm thấy chênh lệch lắm. Nếu đúng thực sự tôn trọng chất xám, dày công đi tìm kiếm và cống hiến cho nền dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thì Bộ phải vinh danh chúng tôi. Ngay cả cái bằng khen của tỉnh cũng không tôn trọng giới nghệ sĩ chúng tôi, buồn lắm nhưng biết làm sao được…”.
Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng – Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho hay: “Bằng khen của Bộ và của tỉnh là ngang nhau, tôi không biết tiền thưởng trong mỗi bằng khen là bao nhiêu…”.
No comments: